NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm 16/10 triển khai tàu thăm dò 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong một sứ mệnh kéo dài 12 năm.

Tên lửa Atlas V chịu trách nhiệm đẩy tàu thăm dò vào không gian đã cất cánh lúc 5h34 sáng ngày 16/10 theo giờ địa phương, tức 16h34 cùng ngày theo giờ Hà Nội, từ Căn cứ Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.


Tàu vũ trụ Lucy được phóng lên từ bờ biển Florida. (Video: NASA)

Được đặt tên theo một hóa thạch tiền nhân cổ đại, tàu Lucy trở thành phi thuyền đầu tiên sử dụng quang năng để thám hiểm xa Mặt trời, với nhiệm vụ quan sát số lượng tiểu hành tinh nhiều nhất từ trước đến nay. Nó sẽ tiếp cận và quan sát 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc, giúp NASA thu thập những hiểu biết mới về lịch sử hình thành của hệ Mặt trời.

Lần tiếp cận đầu tiên của Lucy là với tiểu hành tinh Donaldjohanson trong vành đai chính giữa sao Hỏa và sao Mộc, dự kiến diễn ra vào năm 2025. Trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2033, nó tiếp tục ghé thăm 7 tiểu hành tinh Trojan khác, trong đó vật thể lớn nhất có đường kính lên tới 95km.

Tàu vũ trụ sẽ tiếp cận các mục tiêu trong phạm vi khoảng 400km từ bề mặt và sử dụng các thiết bị khoa học và ăng-ten để điều tra địa chất của chúng, bao gồm thành phần, khối lượng, mật độ và thể tích.

Lucy được trang bị một quang phổ kế phát xạ nhiệt, có khả năng phát hiện bức xạ hồng ngoại ở khoảng cách xa, cho phép lập bản đồ nhiệt độ bề mặt của các tiểu hành tinh. Bằng cách đo nhiệt độ tại các thời điểm khác nhau trong ngày, nhóm nghiên cứu có thể suy ra các đặc tính vật lý như lượng bụi, cát hoặc đá.


Mô phỏng tàu Lucy khám phá các tiểu hành tinh sao Mộc. (Ảnh: NASA)

Các tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc, có số lượng ước tinh hơn 7.000, là những gì còn sót lại từ quá trình hình thành sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương - nhóm hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học tin rằng chúng nắm giữ những manh mối quan trọng về thành phần và điều kiện vật chất trong đĩa tiền hành tinh hình thành nên hệ Mặt trời, bao gồm cả Trái Đất.

"Một trong những điều đáng kinh ngạc về nhóm tiểu hành tinh Trojan khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ mặt đất là sự khác biệt đáng kể của chúng, đặc biệt là về màu sắc. Một số có màu xám, trong khi số khác có màu đỏ, gợi ý rằng các thiên thể đã hình thành cách Mặt trời bao xa trước khi di chuyển tới quỹ đạo hiện tại của chúng", nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Hal Leviso cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News