NASA quyết tâm thực hiện kế hoạch đưa nước Mỹ trở lại thống lĩnh vũ trụ

Ngày 5/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ấn định thời điểm tiến hành chuyến bay đầu tiên của phi hành đoàn lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) bằng hai tàu vũ trụ của SpaceX và Boeing.

Theo thông báo của NASA, chuyến bay của tàu vũ trụ Crew Dragon (do SpaceX sản xuất) sẽ được thực hiện vào tháng 6/2019 và sử dụng tên lửa Falcon 9, trong khi chuyến bay của Starliner (thuộc tập đoàn Boeing) sẽ được thực hiện sau đó hai tháng với tên lửa Atlas V. Các chuyến bay thử nghiệm (không kèm phi hành đoàn) sẽ được thực hiện trước đó - với SpaceX là vào tháng 1/2019, còn Boeing vào tháng 3/2019.

NASA quyết tâm thực hiện kế hoạch đưa nước Mỹ trở lại thống lĩnh vũ trụ
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo các vệ tinh chuẩn bị rời bệ phóng ở California, Mỹ ngày 22/5. (Ảnh: EFE-EPA/TTXVN).

Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ "tự túc" đưa các phi hành đoàn của mình lên trạm nghiên cứu ISS, kể từ khi phi đội tàu con thoi của nước này "nghỉ hưu" từ năm 2011. Trong 7 năm qua, toàn bộ các chuyến bay của NASA lên ISS đều thực hiện với phương tiện duy nhất, đó là tàu vũ trụ Soyuz của Nga với chi phí rất cao - khoảng 80 triệu USD/người.

Vì vậy, bước đi mới càng cho thấy quyết tâm thực hiện kế hoạch đưa nước Mỹ trở lại thống lĩnh vũ trụ theo chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giám đốc điều hành của NASA Jim Bridenstine khẳng định "đây là một nhiệm vụ to lớn với quốc gia và chúng tôi muốn người Mỹ biết rằng chúng tôi đã trở lại, rằng chúng tôi sẽ điều hành những tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất trên những tên lửa của Mỹ và khởi hành từ chính đất Mỹ".

NASA đang kỳ vọng sự thành công của hai sứ mệnh này khi hợp đồng với Cơ quan Hàng không vũ trụ Liên bang Nga sẽ hết hạn vào tháng 11/2019. Theo kế hoạch lâu dài, NASA sẽ sử dụng SpaceX và Boeing để đưa các phi hành gia lên trạm ISS thực hiện nhiệm vụ thường kỳ (kéo dài khoảng 6 tháng). Với việc phóng thành công các tàu vũ trụ của Boeing và SpaceX, NASA sẽ có thể duy trì một đội gồm 7 phi hành gia trên ISS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá bí ẩn kim cương từ trên trời rơi xuống

Khám phá bí ẩn kim cương từ trên trời rơi xuống

Kim cương được tìm thấy bên trong thiên thạch tại sa mạc Nubian ở Sudan là bằng chứng tiết lộ sự tồn tại của một hành tinh đã biến mất trong quá trình hình thành Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 08/10/2018
Siêu tân tinh chỉ 14 tuổi gây sốt vì lý do bất ngờ

Siêu tân tinh chỉ 14 tuổi gây sốt vì lý do bất ngờ

Một siêu tân tinh chỉ hơn một chục năm tuổi vừa tìm thấy trong không gian gây xôn xao giới khoa học. Siêu tân tinh này hiện vẫn chưa nằm trong danh sách 50.000 siêu tân tinh từng được khám phá trong vũ trụ.

Đăng ngày: 07/10/2018
13 thiên thể ngoại lai bí ẩn tiến nhanh về Trái đất

13 thiên thể ngoại lai bí ẩn tiến nhanh về Trái đất

ESA vừa phát hiện 13 "sao siêu nhanh", là những thiên thể lạ đến từ thiên hà lân cận, đang xâm lăng thiên hà Milky Way của chúng ta.

Đăng ngày: 06/10/2018
Dùng đá thiên thạch trị giá 100.000 USD để… “chặn cửa”

Dùng đá thiên thạch trị giá 100.000 USD để… “chặn cửa”

Người đàn ông này cho biết, ông đã sử dụng viên đá thiên thạch suốt từ năm 1988 đến nay mà không hề hay biết giá trị của nó.

Đăng ngày: 06/10/2018
Giấc mơ du hành vũ trụ bằng cách

Giấc mơ du hành vũ trụ bằng cách "ngủ đông" sắp thành hiện thực

Nếu con người bắt đầu du hành lên sao Hỏa trong một vài thập kỷ tới, một chuyến đi như vậy sẽ kéo dài vài tháng trong sự nhàm chán đến khó chịu.

Đăng ngày: 06/10/2018
Đây là cách NASA gói gọn 60 năm đầy thành tựu trong đoạn video dài 60 giây

Đây là cách NASA gói gọn 60 năm đầy thành tựu trong đoạn video dài 60 giây

Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA vừa tung một đoạn video dài 60 giây ghi lại toàn bộ quá trình thành lập và xây dựng cơ quan này trong suốt 6 thập kỷ qua.

Đăng ngày: 04/10/2018
Loài người đã nắm được bản đồ gió trong tay

Loài người đã nắm được bản đồ gió trong tay

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phóng lên quỹ đạo một vệ tinh nhằm cung cấp thông tin ở cấp độ toàn cầu về lượng gió trên mặt trái đất.

Đăng ngày: 04/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News