NASA sắp phóng vệ tinh viễn thám trị giá 750 triệu đô
Công ty Hàng không Vũ trụ Mỹ đã hoàn tất các bước chuẩn bị để phóng vệ tinh quan sát Trái đất mạnh mẽ nhất vào đầu tuần tới.
Vệ tinh mang tên Landsat 9, gắn trên đỉnh tên lửa Atlas V của NASA, dự kiến cất cánh vào chiều mai, lúc 14h12 theo giờ địa phương, tại Khu phức hợp phóng không gian 3E ở Căn cứ Không quân Vandenberg trên bờ biển California.
"Vệ tinh, tên lửa và tất cả các thiết bị tầm xa đã sẵn sàng", người đứng đầu sứ mệnh Tim Dunn của NASA hôm 25/9 nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo.
Mô phỏng vệ tinh Landsat 9 hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: NASA)
Landsat 9 là vệ tinh nghiên cứu Trái đất thứ 9 và tiên tiến nhất thuộc chương trình Landsat, một dự án hợp tác giữa NASA và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nhằm cung cấp những hình ảnh cập nhật liên tục về hành tinh của chúng ta. Nó được trang bị một máy ảnh độ phân giải cao và một cảm biến hồng ngoại nhạy bén có thể kết hợp 11 dải quang phổ và phân giải các vật thể có chiều rộng 15m.
Vệ tinh sẽ quay quanh Trái đất ở độ cao khoảng 705 km so với các cực của hành tinh. Cứ sau 16 ngày, thiết bị sẽ chụp ảnh toàn bộ Trái đất một lần. Khi kết hợp với dữ liệu từ thiết bị tiền nhiệm Landsat 8, phóng vào năm 2013 và vẫn còn hoạt động cho đến nay, bộ đôi có thể quét toàn bộ bề mặt hành tinh 8 ngày một lần. Landsat 9 được thiết kế để tồn tại ít nhất 5 năm trên quỹ đạo và thay thế cho chiếc Landsat 7 cũ kỹ.
Các vệ tinh Landsat đã nghiên cứu Trái đất từ năm 1972. Vùng phủ sóng liên tục đó là chìa khóa để theo dõi những thay đổi của hành tinh như thời tiết khắc nghiệt, bão mạnh, hỏa hoạn và các tác động khác từ biến đổi khí hậu.
"Chương trình Landsat là một công cụ tuyệt vời giúp chúng ta ghi lại và hiểu những thay đổi của Trái đất trong gần 50 năm qua", Michael Egan, Giám đốc chương trình Landsat của NASA, nhấn mạnh.
Landsat 9 được công ty Northrop Grumman chế tạo cho NASA với chi phí lên tới 750 triệu USD. Ban đầu, sứ mệnh được lên kế hoạch vào ngày 16/9, sau đó rời lịch sang ngày 23/9 do gián đoạn nguồn cung nitơ lỏng gây ra bởi đại dịch. Tuy nhiên, thời tiết xấu một lần nữa khiến chuyến bay bị trị hoãn đến ngày 27/9.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
