NASA sắp tạo ra mưa sao băng nhân tạo?
Mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên hành tinh có thể xảy ra trong thời gian tới khi NASA lên kế hoạch thực hiện biện pháp bảo vệ Trái đất khỏi sự tấn công của một tiểu hành tinh.
Đối với những người yêu thiên văn, mưa sao băng nhân tạo sẽ giúp họ được chiêm ngưỡng sự kiện thiên nhiên kỳ thú mà không phải mỏi mắt chờ đợi. Liệu vấn đề có xảy ra trong tương lai?
Theo tờ FN, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA lên kế hoạch thực hiện việc bảo vệ Trái đất khỏi sự tấn công của một tiểu hành tinh sắp tới, tuy nhiên nhiệm vụ mới này có thể gây ra một trận mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên hành tinh.
"Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép" (DART) có nhiệm vụ tấn công vào hai tiểu hành tinh nhỏ Didymos để tác động thay đổi quỹ đạo. Dự kiến tiểu hành tinh sẽ vượt qua Trái đất vào mùa thu năm 2022.
NASA ước tính, DART dự kiến sẽ thay đổi tốc độ quỹ đạo của Didymos khoảng nửa milimet mỗi giây dẫn đến thay đổi quỹ đạo khoảng 10 phút. Trải qua hàng triệu km, sự thay đổi quỹ đạo tích lũy sẽ biến một vụ va chạm với tiểu hành tinh hoặc sao chổi thực sự ở Trái đất thành một kết quả an toàn.
NASA cho biết sứ mệnh trị giá 69 triệu USD là nhiệm vụ đầu tiên nhằm kiểm tra khả năng làm chệch hướng một tiểu hành tinh bằng cách đưa tàu vũ trụ tấn công vào nó với tốc độ cao. Kết quả sẽ làm nổ tung bề mặt vật chất tiểu hành tinh, hoặc ít nhất là một lượng nhỏ.
Và chỉ một phần nhỏ trong tổng số vật chất vỡ ra sẽ đi qua bầu khí quyển trong hàng ngàn năm. Tiến sĩ Paul Wiegert, giáo sư thiên văn học và vật lý tại Đại học Western Ontario cho biết điều này có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện không gian trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi phần nhỏ đi vào bầu khí quyển, nó có thể tỏa ra trận mưa sao băng nhân tạo đầu tiên do hoạt động con người trong không gian. Ước tính có khoảng một vài đến 10 thiên thạch sáng có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm trong vài ngày.
Quan sát vật thể phát sáng, các nhà khoa học sẽ có cơ hội nghiên cứu thành phần của các tiểu hành tinh gần Trái đất.
NASA dự kiến sẽ phóng tàu vũ trụ DART thực hiện sứ mệnh mới vào năm 2021. Nếu thành công, nhiệm vụ sẽ bảo vệ Trái đất, bảo vệ con người khỏi một vụ va chạm trong tương lai. NASA kỳ vọng DART sẽ đưa quỹ đạo tiểu hành tinh cách xa Trái đất, tạo đà để thực hiện các nhiệm vụ khác trong tương lai.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
