NASA sẽ tạo ra nhiên liệu cho tên lửa từ… đất sao Hỏa

Ý tưởng này được Kurt Leucht, một nhà khoa học của NASA đưa ra nhằm tạo ra nguồn năng lượng mới cho hành trình quay trở lại Trái đất nếu cần sau khi kết thúc sứ mệnh thăm dò hành tinh đỏ.

Một vấn đề lớn vẫn làm các nhà khoa học đau đầu lâu nay đó là làm thế nào để sau các chuyến du hành có con người đi đến các hành tinh xa xôi, có đủ nhiên liệu cho tàu vũ trụ đủ để quay trở về. Bên cạnh vấn đề khoảng cách, nhiên liệu rất quan trọng.

Tuy nhiên, với ý tưởng mới của Kurt Leucht đã mở ra một giải pháp tiềm năng cho tương lai. Đây không chỉ là giải pháp cho riêng chuyến du hành tới sao Hỏa mà còn được hi vọng có thể áp dụng ở các hành tinh khác bên ngoài Trái đất nếu có các điều kiện tương tự.

NASA sẽ tạo ra nhiên liệu cho tên lửa từ… đất sao Hỏa
Đất trên bề mặt sao Hỏa được cho có thể sử dụng làm nguyên liệu cho tên lửa.

Nhóm nghiên cứu của Kurt Leucht gọi giải pháp này là "sử dụng tài nguyên tại chỗ" (ISRU). Tuy nhiên, Kurt Leucht thích gọi giải pháp này là "nhà máy chống bụi" hơn.

Giải pháp của ISRU đó là sẽ lấy nước từ lớp regolith trên sao Hỏa - chất rắn có chứa Perchlorate. Ý tưởng dường như rất khó thực hiện này theo Kurt Leucht lại tương đối khả thi hơn cả.

Theo đó, các nhà khoa học sẽ áp dụng phương pháp điện phân để tách thành hydro và oxy. Sau đó, sẽ kết hợp hydro với carbon từ khí quyển của hành tinh Đỏ để tạo ra khí mê-tan (CH4), có thể sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.

Ý tưởng này đang được NASA xem xét và có thể NASA sẽ có kế hoạch gửi hệ thống ISRU đến sao Hỏa cùng trong thời gian tới với những robot sẽ thu thập đất từ ​​bề mặt của hành tinh đỏ.

Nếu sứ mệnh này thành công thì một vài năm sau, những sứ mệnh tiếp theo sẽ có sự xuất hiện của con người sẽ đi cùng. Lúc này chúng ta hoàn toàn có thể tự tin quay trở lại Trái Đất vì đã tạo ra được nhiên liệu.

"Công nghệ này một ngày nào đó sẽ cho phép con người sống và làm việc trên sao Hỏa", Kurt Leucht cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa

Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa

Ở khu vực gần đường xích đạo của hành tinh Đỏ, ngay phía trên dãy núi lửa là một dải mây màu trắng đục đang lơ lửng hết sức kỳ lạ.

Đăng ngày: 27/10/2018
Bằng chứng về sao Hỏa chứa đủ lượng oxy cần thiết để hỗ trợ sự sống

Bằng chứng về sao Hỏa chứa đủ lượng oxy cần thiết để hỗ trợ sự sống

Ở một số địa điểm, lượng oxy còn đủ để cho những sinh vật đa bào như bọt biển sinh sống. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geosciences số ra ngày 22/10.

Đăng ngày: 24/10/2018
NASA sắp có quyết định lớn trong việc săn lùng người hành tinh tại sao Hoả

NASA sắp có quyết định lớn trong việc săn lùng người hành tinh tại sao Hoả

Sứ mệnh quan trọng săn lùng dấu vết của sự sống và người ngoài hành tinh tại sao Hoả đang được các nhà khoa học tại NASA tranh luận gay gắt.

Đăng ngày: 22/10/2018
Ra mắt mẫu nhà mini

Ra mắt mẫu nhà mini "đẹp lung linh giữa Hoả Tinh"

Mới đây, bản mô hình thiết kế của "ngôi nhà trên Sao Hỏa" đã được nhóm thiết kế Open Architecture đưa tới một buổi triển lãm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/10/2018
Các nhà khoa học đã tạo ra được đất sao Hoả “nhân tạo”

Các nhà khoa học đã tạo ra được đất sao Hoả “nhân tạo”

Các nhà thiên văn học của trường Central Florida cho biết, lên tận sao Hoả chỉ để lấy… đất về nghiên cứu không phải là chuyện đơn giản với chi phí vô cùng tốn kém.

Đăng ngày: 02/10/2018
Tàu thăm dò Trung Quốc sẽ tới sao Hỏa vào năm 2021

Tàu thăm dò Trung Quốc sẽ tới sao Hỏa vào năm 2021

Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các chương trình thăm dò không gian sâu. Quốc gia này sẽ phóng một tàu vũ trụ tới sao Hỏa vào tháng 7/2020 và dự kiến nó đến hành tinh đỏ năm 2021.

Đăng ngày: 01/10/2018
Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa, nhưng họ vẫn chưa vui

Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa, nhưng họ vẫn chưa vui

Bạn còn nhớ sự kiện Opportunity - rover lâu đời nhất trên sao Hỏa chứ? Rover này đã mất tích trong cơn bão cát khổng lồ với quy mô toàn hành tinh trên sao Hỏa từ tháng 6/2018.

Đăng ngày: 29/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News