Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa

Trông như khói từ một ngọn núi lửa, nhưng khổ nỗi núi lửa của sao Hỏa đã nguội lạnh từ rất lâu rồi. Vậy đám mây ấy là gì?

Các hình ảnh mới đây do vệ tinh Mars Express từ sao Hỏa gửi về đã cho thấy một hiện tượng rất lạ. Ở khu vực gần đường xích đạo của hành tinh Đỏ, ngay phía trên dãy núi lửa là một dải mây màu trắng đục đang lơ lửng hết sức kỳ lạ.

Thoạt nhìn, nó giống như đám khói tạo ra do các hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ núi lửa trên sao Hỏa đã nguội lạnh từ rất lâu rồi. Vậy đám khói trắng này là gì?

Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa
Hình ảnh được chụp vào ngày 13/9.

Được biết, hình ảnh này được chụp từ ngày 13/9, tại khu vực núi lửa Arsia Mons. Đám khói trải dài tới 1.500km, lơ lửng đủ lâu và di chuyển cùng thời tiết sao Hỏa để vệ tinh của Trái đất có thể nhận ra nó.

Nguồn gốc của đám khói hiện vẫn chưa được làm rõ. Theo các chuyên gia của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), dù nhìn đám khói rất giống khói núi lửa nhưng rất tiếc là không phải. Sao Hỏa đã không có bất kỳ ngọn núi lửa nào hoạt động trong hàng triệu năm qua, và khả năng Arsia Mons đột nhiên thức giấc là bằng 0.

Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa
Hình ảnh do ESA cung cấp mới đây, được chụp vào ngày 23/9.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Arsia Mons không phải chịu trách nhiệm. ESA cho biết, hiện tượng này được các nhà khí tượng học gọi là "mây đỉnh núi" (orographic cloud).

Trên Trái đất, hiện tượng này thường xuất hiện ở sườn đón gió của các ngọn núi, được hình thành do không khí dày phía dưới núi leo dốc và phình ra ở bên trên, gặp nhiệt độ đủ thấp để hơi ẩm ngưng tụ, tạo thành mây.

Còn trên sao Hỏa, khoa học đã chứng minh được hành tinh này có tồn tại nước dạng lỏng, và trong không khí cũng có một phần hơi nước. Bởi vậy, các đám mây tại Arsia Mons thực chất là vẫn thường xuyên xuất hiện ở phần lớn thời gian trong năm, đặc biệt là vào các tháng trước khi mùa đông tại Bắc Bán Cầu xảy ra.

Tuy nhiên cứ cách vài năm (tính theo thời gian từ Trái đất), sao Hỏa lại đạt đủ điều kiện để đám mây này trở nên cực kỳ nổi bật. Trên thực tế, vệ tinh Mars Express đã từng "bắt" được những hình ảnh tương tự vào năm 2009, 2012 và 2015. Với chu kỳ 3 năm/lần, việc đám mây này xuất hiện vào năm 2018 cũng không có gì lạ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng về sao Hỏa chứa đủ lượng oxy cần thiết để hỗ trợ sự sống

Bằng chứng về sao Hỏa chứa đủ lượng oxy cần thiết để hỗ trợ sự sống

Ở một số địa điểm, lượng oxy còn đủ để cho những sinh vật đa bào như bọt biển sinh sống. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geosciences số ra ngày 22/10.

Đăng ngày: 24/10/2018
NASA sắp có quyết định lớn trong việc săn lùng người hành tinh tại sao Hoả

NASA sắp có quyết định lớn trong việc săn lùng người hành tinh tại sao Hoả

Sứ mệnh quan trọng săn lùng dấu vết của sự sống và người ngoài hành tinh tại sao Hoả đang được các nhà khoa học tại NASA tranh luận gay gắt.

Đăng ngày: 22/10/2018
Ra mắt mẫu nhà mini

Ra mắt mẫu nhà mini "đẹp lung linh giữa Hoả Tinh"

Mới đây, bản mô hình thiết kế của "ngôi nhà trên Sao Hỏa" đã được nhóm thiết kế Open Architecture đưa tới một buổi triển lãm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/10/2018
Các nhà khoa học đã tạo ra được đất sao Hoả “nhân tạo”

Các nhà khoa học đã tạo ra được đất sao Hoả “nhân tạo”

Các nhà thiên văn học của trường Central Florida cho biết, lên tận sao Hoả chỉ để lấy… đất về nghiên cứu không phải là chuyện đơn giản với chi phí vô cùng tốn kém.

Đăng ngày: 02/10/2018
Tàu thăm dò Trung Quốc sẽ tới sao Hỏa vào năm 2021

Tàu thăm dò Trung Quốc sẽ tới sao Hỏa vào năm 2021

Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các chương trình thăm dò không gian sâu. Quốc gia này sẽ phóng một tàu vũ trụ tới sao Hỏa vào tháng 7/2020 và dự kiến nó đến hành tinh đỏ năm 2021.

Đăng ngày: 01/10/2018
Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa, nhưng họ vẫn chưa vui

Cuối cùng NASA cũng đã tìm ra robot bị mất tích trên sao Hỏa, nhưng họ vẫn chưa vui

Bạn còn nhớ sự kiện Opportunity - rover lâu đời nhất trên sao Hỏa chứ? Rover này đã mất tích trong cơn bão cát khổng lồ với quy mô toàn hành tinh trên sao Hỏa từ tháng 6/2018.

Đăng ngày: 29/09/2018
Bí ẩn sự sống bên dưới bề mặt sao Hỏa

Bí ẩn sự sống bên dưới bề mặt sao Hỏa

Nhà nghiên cứu Jesse Tarnas cho rằng có một tầng sinh quyển phía dưới bề mặt sao Hỏa và nó tương tự như môi trường sống dưới lòng đất ở Trái đất.

Đăng ngày: 28/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News