NASA sử dụng công nghệ tia X để theo dõi các vụ nổ không gian
Với công nghệ tia X, cơ quan NASA của Mỹ đã xây dựng nên bản đồ các sao trong không gian. Thành tựu này là nền tảng cho hệ thống định vị du hành vũ trụ trong tương lai.
Các nhà khoa học tại NASA đã dùng tia X để xây dựng bản đồ các vì sao. (Ảnh: NASA).
Trên bản đồ không gian của NASA thể hiện những vệt năng lượng tia X phát ra từ vụ nổ của các ngôi sao khổng lồ. Những vụ nổ này giải phóng lượng lớn tia X vô hình với mắt người. Dựa trên độ bức xạ electron từ những vệt tia X, các nhà khoa học có thể xác định sức mạnh vụ nổ cũng như vị trí nó phát ra.
“Sau vài phân tích đơn giản dựa trên bản đồ này, chúng ta có thể xác định rõ chòm sao Cygnus 8.000 năm tuổi, cách Trái đất 90 năm ánh sáng”, Keith Gendreau, trưởng dự án NICER của NASA nói. Hiện tại, công nghệ hình ảnh tia X này đang là trọng tâm chính phát triển để khám phá các vùng không gian mới.
NICER là tên gọi của thiết bị theo dõi sao neutron do NASA phát triển, được gắn bên ngoài trạm vũ trụ quốc tế ISS. NASA sẽ lựa chọn các cụm sao mục tiêu và từ đó, thiết bị này sẽ theo dõi và ghi nhận lại các luồng tia X mà sao neutron phát ra.
Các sao neutron được những nhà khoa học xem như ngọn hải đăng trong không gian, luôn phát ra các luồng tia X khi chúng xoay tròn. Dựa vào thiết bị NICER, các bản đồ sao neutron sẽ được lập lên và phát triển thành hệ thống định vị GPS cho những chuyến thám hiểm không gian trong tương lai.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
