NASA sử dụng Iceland làm đối tượng nghiên cứu thay cho sao Kim

Các nhà khoa học tin rằng việc quan sát bề mặt của hành tinh này có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về khả năng sinh tồn và sự tiến hóa của các hành tinh đá, giống như Trái đất.

Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các cộng sự quốc tế đã sử dụng Iceland làm đối tượng nghiên cứu thay cho sao Kim để thử nghiệm các công nghệ radar giúp khám phá hành tinh này.

NASA sử dụng Iceland làm đối tượng nghiên cứu thay cho sao Kim
Các nhà khoa học sử dụng đảo quốc Iceland làm đối tượng nghiên cứu tạm thời thay cho sao Kim. (Ảnh: Xinhua).

Với áp suất khí quyển cực lớn, những đám mây axit sulfuric và nhiệt độ bề mặt nóng rát, sao Kim là hành tinh đặc biệt khó tiến hành nghiên cứu. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tin rằng việc quan sát bề mặt của hành tinh này có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về khả năng sinh tồn và sự tiến hóa của các hành tinh đá, giống như Trái đất.

NASA dự kiến sẽ triển khai Sứ mệnh VERITAS trong vòng 10 năm tới để khảo sát bề mặt sao Kim và khám phá những manh mối về bản chất thực sự của hành tinh này.

Để đặt nền móng cho sứ mệnh này, hồi tháng 8 vừa qua, các thành viên của Nhóm Khoa học Quốc tế VERITAS đã tới Iceland trong một chiến dịch nghiên cứu kéo dài 2 tuần, sử dụng đảo quốc này làm đối tượng nghiên cứu tạm thời thay cho sao Kim.

Theo JPL, một số địa điểm trên Trái đất có những đặc điểm tương đồng với các hành tinh khác và do đó có thể sử dụng để nghiên cứu thay thế các hành tinh đó, đặc biệt là để giúp chuẩn bị các công nghệ và kỹ thuật đối với những môi trường chưa từng đặt chân tới.

Bà Suzanne Smrekar - chuyên gia cấp cao tại JPL, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu VERITAS - cho biết: “Iceland là một quốc gia có nhiều núi lửa và được khói nóng bao quanh. Trong khi đó, sao Kim là một hành tinh núi lửa với nhiều bằng chứng địa chất cho thấy các đám khói đang hoạt động. Những điểm tương đồng về địa chất khiến Iceland trở thành một nơi tuyệt vời để nghiên cứu sao Kim ngay tại Trái đất, giúp các nhà khoa học chuẩn bị tốt hơn cho sứ mệnh thăm dò sao Kim".

Theo JOL, Sứ mệnh VERITAS sẽ dựa vào radar khẩu độ tổng hợp tiên tiến nhất để tạo ra bản đồ toàn cầu định dạng 3D và máy quang phổ cận hồng ngoại để phân biệt các loại đá chính trên bề mặt sao Kim.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn những gì radar của tàu vũ trụ này sẽ quan sát được tại sao Kim, nhóm khoa học VERITAS sẽ cần so sánh các dữ liệu radar về địa hình Iceland từ trên không với các phép đo được thực hiện trên mặt đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc có thể là quốc gia đầu tiên sản xuất thành công oxy từ đất Mặt trăng!

Trung Quốc có thể là quốc gia đầu tiên sản xuất thành công oxy từ đất Mặt trăng!

Nghiên cứu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã thử nghiệm thành công phương pháp sản xuất oxy từ đất Mặt trăng và trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất oxy trên bề mặt Mặt trăng.

Đăng ngày: 28/09/2023
Siêu trăng Trung thu: Việt Nam quan sát được thời điểm ngoạn mục nhất!

Siêu trăng Trung thu: Việt Nam quan sát được thời điểm ngoạn mục nhất!

Sáng 28-9 theo giờ Việt Nam, Mặt Trăng đã đạt điểm gần Trái Đất nhất,, đạt độ tròn tuyệt đối chiều tối 29-9.

Đăng ngày: 28/09/2023
Các phi hành gia Mỹ và Nga trên ISS trở về Trái đất

Các phi hành gia Mỹ và Nga trên ISS trở về Trái đất

Ngày 27/9, phi hành gia người Mỹ Frank Rubio và hai phi hành gia người Nga đã bắt đầu hành trình từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trở lại Trái đất, chậm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Đăng ngày: 28/09/2023
Phát hiện khủng khiếp ở hành tinh NASA nghi ngờ có sự sống

Phát hiện khủng khiếp ở hành tinh NASA nghi ngờ có sự sống

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã " nhìn" thấy những thứ đáng sợ trên bề mặt TRAPPIST-1, ngôi sao sở hữu 7 hành tinh khá giống Trái đất.

Đăng ngày: 28/09/2023
Tàu thám hiểm Ấn Độ đưa bí ẩn về đất Mặt trăng ra ánh sáng

Tàu thám hiểm Ấn Độ đưa bí ẩn về đất Mặt trăng ra ánh sáng

Tàu thám hiểm của sứ mệnh Chandrayaan-3 vừa có công giúp các nhà khoa học Ấn Độ biết thêm về đất Mặt trăng. Cụ thể là gì?

Đăng ngày: 27/09/2023
Trái đất hứng chịu cơn bão địa từ thứ năm trong tháng

Trái đất hứng chịu cơn bão địa từ thứ năm trong tháng

Cơn bão địa từ thứ năm trong tháng 9 đã xảy ra vào chiều 26/9 và kéo dài vài tiếng ở cấp độ yếu.

Đăng ngày: 27/09/2023
Không phải Helium-3, tàu Ấn Độ vừa tìm ra tài nguyên đắt giá trên Mặt trăng

Không phải Helium-3, tàu Ấn Độ vừa tìm ra tài nguyên đắt giá trên Mặt trăng

Tàu vũ trụ Ấn Độ chỉ mới chạm xuống Mặt trăng cách đây một tháng, nhưng nó đã có một số đóng góp lớn cho khoa học.

Đăng ngày: 27/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News