NASA tiếp tục lùi thời điểm triển khai sứ mệnh Artemis 1

Ngày 8/11, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) một lần nữa thông báo phải dời lịch triển khai sứ mệnh Artemis 1, trong bối cảnh cơn bão nhiệt đới Nicole đang tiến về khu vực bờ biển phía Đông bang Florida.

Tính tới thời điểm này, việc triển khai sứ mệnh Artemis 1 đã 4 lần bị lùi lại do các sự cố kỹ thuật và thời tiết.


Tên lửa đẩy của hệ thống Artemis 1 tại bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Kennedy thuộc Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ) ngày 6/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuyên bố của NASA nêu rõ trong bối cảnh cơn bão Nicole đang mạnh lên, "NASA đã quyết định điều chỉnh thời điểm mục tiêu của Artemis 1, theo đó tiến hành vào thứ Tư, ngày 16/11, để nhân viên có thể trở lại làm việc trong điều kiện an toàn và hoàn tất rà soát tình hình sau khi bão tan". Ngày phóng dự phòng tiếp theo được lên kế hoạch vào ngày 19/11 tới.

Trung tâm Bão quốc gia Mỹ cho biết cơn bão nhiệt đới Nicole đang có xu hướng mạnh lên khi hướng về Bahamas, trước khi đổ bộ Florida trong đêm 9/11 (theo giờ địa phương). Cảnh báo bão đã được ban bố tại khu vực gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, nơi dự kiến sẽ phóng tàu Orion của sứ mệnh Artemis 1 lên Mặt Trăng.

Hiện hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo, với 30 tầng - và tàu Orion đã được đưa đến bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai. Giới chuyên gia lo ngại rằng tên lửa cao 98 mét và có giá trị ước tính nhiều tỷ USD này có thể bị hư hại do bão Nicole. Tuy nhiên, các chuyên gia phụ trách phát triển tên lửa của NASA cho biết đây là một phép thử quan trọng đối với hệ thống SLS. Theo NASA, SLS được thiết kế để chịu được sức gió 136,7 km/h, chịu được mưa lớn và các cửa sập của tàu Orion được cấu tạo để bảo đảm ngăn nước xâm nhập.

Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của SLS, nhằm đưa tàu vụ trụ Orion lên quỹ đạo, với mục tiêu thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện này trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng. Sau nhiệm vụ Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3.

NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News