NASA thừa nhận khó triển khai sứ mệnh Artemis 1 trước tháng 11 tới
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 28/9 thừa nhận sẽ rất khó để NASA có thể thực hiện vụ phóng tên lửa đưa tàu vũ trụ Orion lên Mặt trăng vào tháng 10 và phương án triển khai sứ mệnh mang tên Artemis 1 này vào tháng 11 dường như khả thi hơn.
Trong một phát biểu với kênh truyền hình CNN, Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết: "Thời điểm sớm nhất có thể thực hiện vụ phóng là cuối tháng 10 này, tuy nhiên, chúng tôi có lẽ sẽ tiến hành công việc đó vào giữa tháng 11".
Tên lửa đẩy của hệ thống Artemis 1 tại bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Kennedy thuộc Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ) ngày 6/9/2022. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)
Tương tự, tại một cuộc họp báo, khi được hỏi về khả năng tên lửa sẽ cất cánh trong tháng 10, ông Jim Free - Phó Giám đốc điều hành của NASA đã đáp rằng: "Điều này sẽ gặp khó khăn, mặc dù tôi không nghĩ rằng chúng ta còn bất cứ điều gì để phải bàn luận".
Hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo, với 30 tầng - đã được đưa trở lại kho chứa trong ngày 27/9, nhằm tránh các ảnh hưởng của bão Ian.
Các thời điểm tiếp theo được dự kiến để thực hiện hiện vụ phóng (xác định dựa trên vị trí tương quan giữa Mặt trăng và Mặt trăng) là trong khoảng thời gian từ ngày 17-31/10, sau đó là từ ngày 12-27/11.
Sau khi cơn bão Ian đi qua, NASA sẽ phải dành thời gian để thay pin của hệ thống tự hủy của tên lửa - một hoạt động phức tạp sẽ được thực hiện trong kho chứa. Việc nâng và vận chuyển chiếc tên lửa cao 98 mét tới bệ phóng trước khi định vị cấu hình để cất cánh cũng sẽ mất nhiều ngày.
Tính tới thời điểm này, việc triển khai sứ mệnh Artemis 1 đã 3 lần bị lùi lại. Hai lần phóng thử vào cuối tháng 8 và sau đó vào đầu tháng 9 đã bị hủy vào phút chót do các vấn đề trục trặc kỹ thuật, trong đó bao gồm sự cố rò rỉ hydro khi nạp đầy nhiên liệu vào khoang chứa của tên lửa và lỗi của cảm biến nhiệt độ tại một trong các động cơ tầng lõi của tên lửa. Lần thứ 3 trì hoãn là do tránh bão Ian.
Được ấp ủ để tiến hành 50 năm sau sứ mệnh cuối cùng của chương trình Apollo, Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của SLS, nhằm đưa tàu vụ trụ Orion lên quỹ đạo, với mục tiêu thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện này trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt trăng. Sau nhiệm vụ Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3, với sự góp mặt của các phi hành gia trên tàu.
NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng để có được cái nhìn toàn diện về cách tồn tại trong các sứ mệnh không gian dài ngày, trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
