NASA hủy phóng sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 vào phút chót
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hủy phóng tàu vũ trụ tới quỹ đạo Mặt trăng chỉ trước 40 phút theo kế hoạch do phát hiện động cơ quá nhiệt.
Theo kế hoạch, tên lửa Hệ thống phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion của NASA thực hiện sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 được lên lịch phóng lúc 8h33 ngày 29/8 theo giờ địa phương (19h33 giờ Hà Nội) từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.
Ban đầu, các kỹ sư của NASA nhận thấy dường như có một sự cố rò rỉ hydro lỏng trong lúc cung cấp nhiên liệu cho tầng cốt lõi của tên lửa, nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, thiệt hại không phải do cấu trúc và không có khả năng ảnh hưởng đến việc phóng.
Tuy nhiên, động cơ số 3 vẫn còn quá nóng để khởi động, buộc NASA phải tạm dừng đồng hồ đếm ngược trước kế hoạch phóng 40 phút để tìm cách làm mát động cơ.
NASA cho biết, làm lạnh các động cơ của tên lửa SLS trước khi cho hydro lỏng và oxy lỏng đông lạnh chảy qua là công đoạn bắt buộc trước khi tên lửa có thể phóng lên không gian. Ba trong số các động cơ đã vượt qua thử nghiệm này. Tuy nhiên, động cơ số 3 không vượt qua được dù các chuyên gia đã nỗ lực khắc phục sự cố.
Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng trước sứ mệnh Artemis 1. (Ảnh: NASA)
Sau nhiều nỗ lực khắc phục sự cố không thành công, các kỹ sư đã hết thời gian và không thể hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết để khởi chạy Artemis 1 vào hôm nay. NASA sẽ tiếp tục xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố động cơ tên lửa để chuẩn bị cho hai cơ hội phóng tiếp theo vào ngày mùng 2 và 5/9.
Tuy nhiên, việc vụ phóng có thể diễn ra vào những ngày đó hay không còn phụ thuộc vào quá trình thử nghiệm. NASA cho biết, nhóm phụ trách vụ phóng đang tiếp tục tìm hiểu xem tại sao một thử nghiệm nhằm giúp các động cơ RS-25 ở đáy của tầng lõi đạt phạm vi nhiệt thích hợp để cất cánh lại không thành công, tiêu tốn hết thời gian trong khung phóng kéo dài hai giờ. Các kỹ sư đang tiếp tục thu thập thêm dữ liệu.
Nhóm phụ trách cần khắc phục sự cố động cơ và giữ nguyên hiện trạng của tên lửa để thu thập dữ liệu, đồng thời đánh giá xem cần làm những gì. Theo NASA, cả tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion - đang đặt trên bệ phóng Launchpad 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy - vẫn ổn định.
Giám đốc NASA Bill Nelson nhấn mạnh rằng Artemis I là chuyến bay mang tính chất thử nghiệm và sẽ không phóng cho đến khi thực sự thích hợp. "Họ gặp vấn đề với các khí của một động cơ. Điều này cho thấy đây là một cỗ máy rất phức tạp, một hệ thống rất phức tạp và mọi thứ phải hoạt động đúng. Bạn sẽ không phóng trước khi nó sẵn sàng", Nelson nói.
Artemis 1 là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis, cũng như chuyến bay đầu tiên của SLS. Siêu tên lửa của NASA sẽ phóng tàu Orion không phi hành đoàn lên quỹ đạo Mặt trăng trong một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 6 tuần kể từ khi cất cánh cho đến khi hạ cánh. Mục tiêu chính của sứ mệnh là chứng minh rằng cả hai phương tiện đã sẵn sàng để bắt đầu phóng phi hành gia lên Mặt trăng cũng như các điểm đến không gian sâu khác.
Sau khi Artemis 1 phóng thành công, nhiệm vụ không người lái này sẽ kiểm tra mọi bộ phận mới giúp mục tiêu khám phá không gian sâu trong tương lai trở nên khả thi. Sau đó, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis II và Artemis III.

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình
Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.
