Sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 tiếp tục bị hoãn vì rò rỉ nhiên liệu

Sứ mệnh Artemis 1 dự kiến phóng lên quỹ đạo Mặt trăng lúc 1h17 sáng 4/9 giờ Hà Nội, nhưng phát hiện sự cố khiến kế hoạch bị hủy lần 2.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng có thể thực hiện sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 vào lúc 2h17 chiều 3/9 theo giờ địa phương, tức 1h17 sáng 4/9 giờ Hà Nội, nhưng sự cố rò rỉ nhiên liệu hydro được phát hiện khoảng 7 tiếng trước khi phóng đã cản trở nỗ lực này.


Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng ở Florida. (Ảnh: AFP).

Đội kỹ thuật đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn nhiên liệu rò rỉ trong suốt quá trình đếm ngược Artemis 1. Đầu tiên, các kỹ sư làm nóng đầu nối dây dẫn với bình nhiên liệu trong 30 phút và lắp lại cho kín hơn, sau đó làm mát nó bằng nhiên liệu lạnh. Nỗ lực thứ hai liên quan đến việc đóng van và điều áp bằng heli để bịt kín lỗ rò rỉ. Cuối cùng, họ lại quay về phương pháp làm nóng và làm lạnh để khắc phục sự cố. Tuy nhiên, cả ba lần thử đều thất bại.

Đây là lần hủy phóng thứ hai đối với sứ mệnh Artemis 1 trong tuần này. Hôm 29/8, tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion cũng không thể cất cánh từ bệ phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida do sự cố về động cơ.

Điều này có nghĩa là NASA sẽ phải đợi sớm nhất đến thứ Hai tuần sau để thực hiện sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1. Khoảng thời gian phóng thích hợp sẽ kéo dài trong 90 phút, bắt đầu từ 17h12 ngày 5/9 theo giờ địa phương, tức 4h12 sáng 6/9 theo giờ Hà Nội. NASA cũng có thể lùi lại một ngày vào lúc 18h57 ngày 6/9 theo giờ địa phương, tức 5h57 ngày 7/9 theo giờ Hà Nội, nhưng thời gian thích hợp chỉ kéo dài 24 phút. Nếu cả hai cơ hội phóng này đều thất bại, NASA sẽ phải đợi đến tháng 10 cho nỗ lực tiếp theo.

Artemis I là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis. Sau gần 50 năm kể từ sau chuyến bay Apollo cuối cùng vào năm 1972, NASA mới khởi động một chương trình nhằm đưa con người hạ cánh xuống Mặt trăng ở khu vực chưa từng được khám phá.

Đây cũng sẽ là chuyến bay đầu tiên của siêu tên lửa SLS. Phương tiện phóng mạnh mẽ nhất của NASA dự kiến đưa tàu Orion không phi hành đoàn lên quỹ đạo Mặt trăng trong một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 6 tuần kể từ lúc cất cánh cho đến khi hạ cánh. Mục tiêu chính của sứ mệnh là chứng minh cả hai phương tiện đã sẵn sàng để bắt đầu phóng phi hành gia lên Mặt trăng cũng như các điểm đến không gian sâu khác.

Artemis I cũng sẽ triển khai các vệ tinh Cubesat và thực hiện một loạt thí nghiệm khoa học để phân tích bề mặt Mặt trăng và nghiên cứu cách bước xạ không gian ảnh hưởng đến sự sống của tế bào.

Theo lộ trình, chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis được chia làm ba giai đoạn. Sau nhiệm vụ Artemis I không phi hành đoàn, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis II và Artemis III.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News