NASA thông báo thời điểm thực hiện sứ mệnh Artemis 1 sau ba lần trì hoãn

NASA thông báo đã chọn ngày 14/11 để thực hiện sứ mệnh Artemis 1, phóng tên lửa đưa tàu vũ trụ Orion lên Mặt trăng.

NASA thông báo thời điểm thực hiện sứ mệnh Artemis 1 sau ba lần trì hoãn
Tên lửa đẩy đưa tàu vũ trụ Orion lên Mặt trăng trong sứ mệnh Artemis 1 tại bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Kennedy thuộc Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ) ngày 27/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Theo kế hoạch, hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo, với 30 tầng - và tàu Orion sẽ được đưa đến bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida sớm nhất là vào ngày 4/11 để nối lại công tác chuẩn bị cuối cùng cho vụ phóng. Công tác bảo trì sẽ vẫn được thực hiện tại bệ phóng bao gồm khắc phục hư hỏng nhẹ liên quan đến vật liệu cách nhiệt, nạp điện hoặc thay pin trên tên lửa và hệ thống tự hủy. Các quan chức NASA khẳng định đã hoàn tất sửa chữa lỗi rò rỉ nhiên liệu hydro.

NASA nêu rõ vụ phóng sẽ được thực hiện vào 12h07 giờ địa phương ngày 14/11 (tức 23h07 giờ Việt Nam cùng ngày) với kế hoạch phóng dự phòng vào các ngày 16 và 19/11.

Tính tới thời điểm này, việc triển khai sứ mệnh Artemis 1 đã 3 lần bị lùi lại. Hai lần phóng thử vào cuối tháng 8 và sau đó vào đầu tháng 9 đã bị hủy vào phút chót do các vấn đề trục trặc kỹ thuật, trong đó bao gồm sự cố rò rỉ hydro khi nạp đầy nhiên liệu vào khoang chứa của tên lửa và lỗi của cảm biến nhiệt tại một trong các động cơ tầng lõi của tên lửa. Lần thứ 3 trì hoãn là do tránh bão Ian.

Được lên kế hoạch để tiến hành 50 năm sau sứ mệnh cuối cùng của chương trình Apollo, Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên của SLS, nhằm đưa tàu vụ trụ Orion lên quỹ đạo, với mục tiêu thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện này trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt trăng. Sau nhiệm vụ Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3.

NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA thử nghiệm thành công khí cầu thám hiểm sao Kim

NASA thử nghiệm thành công khí cầu thám hiểm sao Kim

Nguyên mẫu khí cầu bằng 1/3 kích thước thật bay lên cao 1.200 m trong khí quyển Trái Đất, thực hiện các hoạt động với độ cao có kiểm soát.

Đăng ngày: 13/10/2022
Phát hiện

Phát hiện"'sao ăn thịt" cách 3.000 năm ánh sáng

Một ngôi sao lùn trắng trong hệ sao đôi đang hút vật chất từ " bạn đồng hành" và quay quanh nó trong một quỹ đạo cực kỳ gần.

Đăng ngày: 13/10/2022
NASA xác nhận sứ mệnh DART thay đổi được quỹ đạo tiểu hành tinh

NASA xác nhận sứ mệnh DART thay đổi được quỹ đạo tiểu hành tinh

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 11/10 cho biết sứ mệnh DART đã thành công trong việc thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh Dimorphos.

Đăng ngày: 12/10/2022
Tiểu hành tinh có thể hủy diệt Trái đất hay không?

Tiểu hành tinh có thể hủy diệt Trái đất hay không?

Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu tiểu hành tinh xóa sổ khủng long đâm vào Trái Đất ngày nay, con người và vô số loài khác sẽ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 12/10/2022

"Ông trùm" giàu có nhất La Mã cổ đại, sở hữu khối tài sản tương đương với 12 tỷ USD ngày nay

Marcus Licinius Crassus được coi là một trong những tài phiệt đầu tiên của thế giới cổ đại, một hình mẫu hiện đại của hàng nghìn năm về trước vì vươn đến đỉnh cao quyền lực và sự giàu sang.

Đăng ngày: 11/10/2022
Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá Mặt trời

Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá Mặt trời

Sáng 9-10, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh khám phá Mặt trời vào vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) ở miền Tây Bắc nước này.

Đăng ngày: 11/10/2022
Tìm ra

Tìm ra "quái vật" già nhất vũ trụ, vụn cơ thể rơi xuống Trái đất thành sự sống

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về những ngôi sao quái vật đầu tiên của vũ trụ - khoảng 13,1 tỉ tuổi - cơ thể đã tan vỡ và có thể đã trở thành một phần trong chính chúng ta và muôn loài.

Đăng ngày: 11/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News