NASA tìm manh mối nguyên nhân vụ nổ tên lửa
Các chuyên gia thuộc cả công ty tư nhân và cơ quan chính phủ Mỹ đang tìm hiểu nguyên nhân vụ nổ tên lửa Antares, trong cuộc điều tra có thể kéo dài từ 6 tháng tới một năm.
>>> Tên lửa NASA nổ tung sau sáu giây rời bệ phóng
"Điều chúng tôi được biết đến lúc này chủ yếu là những gì mọi người thấy trên video", Frank Culbertson, trưởng phòng điều hành Các Chương trình Tiên tiến của tập đoàn Orbital - nhà thầu của NASA - nói.
"Nó ngừng bay lên, và có thể nói tầng thứ nhất bị tách rời, và rồi nó rơi xuống đất... Chúng tôi thực sự không có manh mối ban đầu nào về thứ có thể đã bị hỏng, và chúng tôi cần thời gian để điều tra".
Tên lửa Antares phát nổ trên không - (Ảnh chụp từ video)
Orbital sẽ dẫn đầu cuộc điều tra cùng Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ, với sự hỗ trợ của NASA.
Các chuyên gia sẽ cố gắng thu thập và kiểm tra bất cứ mảnh vỡ nào có thể thu hồi được, xem xét dữ liệu từ tên lửa trước khi nó phát nổ và xem các video trong khoảng thời gian phóng.
Trọng tâm chính tối qua là sự an toàn. Ông Bill Wrobel, Giám đốc Trung tâm bay Wallops, cho biết đội cứu hỏa đã thiết lập rào chắn quanh khu vực chịu ảnh hưởng.
Giới chức tin rằng không có người nào bị vụ nổ ảnh hưởng trực tiếp, nhưng họ có thể phát hiện ra những mảnh vỡ rải rác có thể đang trôi nổi trên mặt nước.
Khi được hỏi khi nào Orbital sẽ phóng tên lửa một lần nữa từ Wallops, nơi duy nhất được phép phóng, ông Culbertson không nói cụ thể thời gian. "Chúng tôi sẽ phóng một lần nữa ngay khi chúng tôi có thể làm một cách an toàn".
Ông Bill Gerstenmaier, lãnh đạo NASA cũng có ý kiến tương tự. "Chúng tôi sẽ xem xét hỏng hóc là gì, chúng tôi sẽ sửa chữa nó, và chúng tôi sẽ tiếp thu từ điều đó", ông này nói.
RIA Novosti dẫn lời Jay Bolden, phát ngôn viên NASA, cho biết cuộc điều tra nguyên nhân vụ nổ có thể kéo dài từ 6 tháng tới một năm. "Điểm tốt trong hợp tác quốc tế là chúng tôi có thể nhờ cậy đến các đối tác", ông Bolden nói.
Tên lửa Antares hôm qua được phóng đi lúc 18h22 từ Trung tâm bay Wallops, căn cứ của NASA, ở bang Virginia. Tên lửa do tập đoàn Orbital chế tạo thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và thiết bị nghiên cứu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, chỉ khoảng 6 giây sau khi phóng, tên lửa mang theo khoảng 2,5 tấn hàng hóa bao gồm thực phẩm, đồ tiếp tế, thí nghiệm khoa học, bị nhấn chìm trong quả cầu lửa lớn giữa không trung.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
