NASA tuyên bố chụp được “hóa thạch của vũ trụ"

NASA vừa công bố bức ảnh chụp cận cảnh cụm sao cầu NGC 2005 mà cơ quan này gọi là "hóa thạch của vũ trụ".

Hình ảnh được ghi lại bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble, chiến binh khai phá vũ trụ có nhiều chiến công nhất của NASA và đối tác ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).

NASA tuyên bố chụp được “hóa thạch của vũ trụ
"Hóa thạch của vũ trụ" NGC 2005 - (Ảnh: NASA).

Bản thân NGC 2005 không phải là một cụm sao cầu bất thường nhưng nó trở nên đặc biệt khi so sánh với môi trường xung quanh.

NGC 2005 trong thiên hà mang tên Đám mây Magellan Lớn (LMC), cách vùng trung tâm khoảng 750 năm ánh sáng.

LMC là thiên hà vệ tinh lớn nhất của Ngân Hà, tức thiên hà chứa Trái đất của chúng ta.

Các cụm sao cầu là những nhóm sao dày đặc có thể chứa hàng chục nghìn hoặc hàng triệu ngôi sao, bị ràng buộc chặt chẽ bởi trọng lực và do đó rất ổn định.

Sự ổn định này góp phần kéo dài tuổi thọ của chúng: Các cụm sao cầu có thể hàng tỷ năm tuổi và thường bao gồm các ngôi sao rất già. Vì vậy, nghiên cứu các cụm sao cầu trong không gian có thể giống như nghiên cứu các hóa thạch trên Trái đất.

Hóa thạch của Trái đất cung cấp cái nhìn sâu sắc về đặc điểm của thực vật và động vật cổ đại, các cụm sao cầu làm sáng tỏ các đặc điểm của các ngôi sao cổ đại.

Các lý thuyết hiện nay về sự tiến hóa của thiên hà dự đoán rằng các thiên hà sẽ hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển.

Trong đó, Ngân Hà - một con quái vật khổng lồ trong thế giới thiên hà - đã từng nuốt chửng khoảng hơn 20 thiên hà khác để đạt được kích thước khổng lồ như ngày nay.

Vệ tinh LMC nhỏ hơn Ngân Hà rất nhiều nhưng cụm sao cầu mà Hubble vừa chụp được là bằng chứng cho thấy nó cũng từng là một con quái vật.

NGC 2005 trở nên đặc biệt so với môi trường xung quanh là vì các ngôi sao của nó có thành phần hóa học khác biệt với các ngôi sao xung quanh. Điều này cho thấy NGC 2005 ban đầu không thuộc về LMC, mà là của một thiên hà cổ đại đã bị LMC nuốt chửng.

"Thiên hà kia đã hợp nhất từ lâu và đã phân tán nhưng NGC 2005 vẫn ở lại như một nhân chứng cổ xưa cho sự hợp nhất" - NASA viết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt trăng dàn hàng ngang trên bầu trời, sự kiện 18 năm mới có một lần

Mặt trăng dàn hàng ngang trên bầu trời, sự kiện 18 năm mới có một lần

Hiện tượng này xảy ra cứ sau 18,6 năm khi Mặt trăng mọc và lặn ở những điểm cực đoan nhất trên đường chân trời, đồng thời cũng là điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời.

Đăng ngày: 18/06/2024
Phát hiện siêu tân tinh xa nhất từ trước tới giờ

Phát hiện siêu tân tinh xa nhất từ trước tới giờ

Kính thiên văn James Webb đã phát hiện một siêu tân tinh có niên đại chỉ 1,8 tỷ năm sau Vụ nổ lớn Big Bang, cũng như 80 siêu tân tinh khác trong vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 18/06/2024
Ra mắt rượu vodka ngâm với thiên thạch ngoài hành tinh

Ra mắt rượu vodka ngâm với thiên thạch ngoài hành tinh

Công ty Pegasus Distillerie giới thiệu Shooting Star Vodka, một loại rượu vodka ngâm chiết với thiên thạch chondrite nguyên bản.

Đăng ngày: 18/06/2024
Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Trường Chinh-10 trong nỗ lực đổ bộ Mặt trăng

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Trường Chinh-10 trong nỗ lực đổ bộ Mặt trăng

Tên lửa Trường Chinh-10 vượt qua cuộc thử nghiệm hệ thống đẩy đầu tiên, trong nỗ lực đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030 của Trung Quốc.

Đăng ngày: 18/06/2024
Internet vệ tinh của Trung Quốc gây chú ý vì giống Starlink

Internet vệ tinh của Trung Quốc gây chú ý vì giống Starlink

Tuy có bề ngoài giống nhau, sản phẩm của Trung Quốc lại có là giá đắt hơn nhiều, khoảng 4.109 USD.

Đăng ngày: 17/06/2024
Hai năm nữa, người Trái đất

Hai năm nữa, người Trái đất "chạm đến" hành tinh thứ 9?

Hệ Mặt Trời có thể một lần nữa sở hữu hành tinh thứ 9 nhờ sự tham gia của một " chiến binh" mới từ Chile.

Đăng ngày: 17/06/2024
NASA, Boeing ấn định thời điểm mới đưa tàu Starliner về Trái đất

NASA, Boeing ấn định thời điểm mới đưa tàu Starliner về Trái đất

Ngày 14/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu vũ trụ Starliner của Boeing sẽ rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và trở về Trái đất vào ngày 22/6.

Đăng ngày: 17/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News