"Khai quật" được thứ không tưởng: "Hóa thạch ánh sáng" 9 tỉ năm

Một báu vật vượt thời gian, vượt qua mọi kỷ lục trước đó đã được các nhà khoa học Canada đào được trong kho dữ liệu kinh ngạc của James Webb: Một hóa thạch ánh sáng suýt bị bỏ lỡ.

Đó là một ánh sáng "xuyên không" không phải của thực tại, mà tồn tại vào 9 tỉ năm trước, có khi ngày nay đã tiêu biến. Thế nhưng James Webb đã chụp được nó từ thế giới cách 9 tỉ năm ánh sáng, bởi cũng mất chừng đó thời gian để ánh sáng đi được đến gần Trái đất.

Theo Space, đó là Sparkler, thiên hà chứa những cụm sao cầu xa nhất từng được ghi nhận mà nhóm nghiên cứu từ các viện, trường thuộc Đại học Torronto - Canada đã xác định thông qua việc phân tích dữ liệu đặc sắc từ siêu kính viễn vọng không gian James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu và Canada).

Các cụm này có khả năng chứa những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ, theo nhà thiên văn học Lamiya Mowla, đồng tác giả.


Bức ảnh từ James Webb tiết lộ thiên hà Sparkler chứa những cụm sao cầu cổ xưa nhất, có thể mang cả các ngôi sao đầu tiên của vũ trụ - (Ảnh: NASA/ESA/CSA)

Theo Science Alert, Sparkler, chứa những cụm sao cầu được mệnh danh "hóa thạch ánh sáng" hiện ra trong dữ liệu James Webb rõ đến nỗi các nhà khoa học có thể quan sát tia sáng lấp lánh của nó trên một loạt các bước sóng, từ đó lập mô hình cho chúng và hiểu về các đặc tính vật lý.

Điều này vô cùng có ý nghĩa với ngành thiên văn bởi các cụm sao cầu là dạng vật thể cổ xưa xuất hiện gần tâm các thiên hà như một dạng vệ tinh, chứa những ngôi sao già hơn rất nhiều so với các cụm sao phân tán, nhiều ngôi sao thậm chí xấp xỉ tuổi của vũ trụ.

Cụm sao cầu là thứ sẽ tiết lộ cho chúng ta biết về vũ trụ sơ khai và thời điểm các ngôi sao đầu tiên hình thành.

Một cụm sao cầu được quan sát từ thế giới 9 tỉ năm trước sẽ đem lại một "cửa sổ thời gian" có một không hai để nhìn vào nó khi nó hãy còn tương đối "trẻ", từ đó hiểu rõ giai đoạn "thanh niên" của những ngôi sao già này như thế nào, hoặc tham vọng hơn là chúng đã đến từ đâu và sinh ra như thế nào.

Theo nhà vật lý thiên văn Karrtheik Iyer, đồng tác giả, họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng tận 12 cụm sao cầu trong Spakler và phát hiện 5 cụm trong số đó không có lượng oxy dự kiến phù hợp với giai đoạn tích cực hình thành sao.

Đó phải là những cụm sao cầu cổ xưa nhất , không còn tạo ra các ngôi sao mới, một dạng hóa thạch tĩnh.

Những thông tin trên mới chỉ là các kết quả sơ bộ nhất. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục phân tích kỹ lưỡng hóa thạch ánh sáng hiếm hoi này.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ  mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News