Kính James Webb chụp sao Hải Vương rõ nét nhất trong 32 năm

NASA hôm 21/9 công bố ảnh chụp đầu tiên của kính viễn vọng không gian James Webb về sao Hải Vương, hành tinh băng khổng lồ trong Hệ Mặt trời.


Sao Hải Vương và các vành đai trong ảnh chụp của kính James Webb. (Ảnh: NASA/ESA/CSA/STScI)

Hình ảnh mới mang lại cho giới thiên văn cái nhìn rõ nét nhất về các vành đai băng giá của sao Hải Vương trong 32 năm, kể từ khi tàu vũ trụ Voyager 2 bay qua hành tinh này trên đường ra khỏi Hệ Mặt trời.

"Đã ba thập kỷ kể từ lần cuối chúng tôi nhìn thấy những vành đai bụi mờ nhạt đó và đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát chúng trong ánh sáng cận hồng ngoại", Heidi Hammel, nhà khoa học hành tinh tại Hiệp hội các trường đại học nghiên cứu về thiên văn (AURA), cho biết.

Ngoài những vành đai hẹp và sáng đã biết, ảnh chụp mới của James Webb còn cho thấy một số vành đai bụi mờ nhạt hơn xung quanh sao Hải Vương. Các nhà khoa học chưa từng nhìn thấy chúng, kể cả khi tàu Voyager 2 tới gần hành tinh này năm 1989.


Kính James Webb chụp ảnh sao Hải Vương và 7 mặt trăng, trong đó nổi bật nhất là mặt trăng Triton phía trên. (Ảnh: NASA/ESA/CSA/STScI).

Trong các bức ảnh của kính viễn vọng không gian Hubble, sao Hải Vương thường có màu xanh lam đặc trưng. Màu xanh này do methane trong khí quyển gây ra và không xuất hiện trong ảnh chụp mới vì kính James Webb quan sát sao Hải Vương dưới ánh sáng cận hồng ngoại. Vì methane trong những đám mây băng giá của sao Hải Vương hấp thụ ánh sáng mạnh ở các bước sóng này, những vùng không có loại mây sáng và ở độ cao lớn trông khá tối.

Một điểm nổi bật khác là hàng loạt mảng sáng ở bán cầu nam của sao Hải Vương. Chúng là những đám mây băng ở độ cao lớn trong khí quyển phản chiếu ánh sáng Mặt trời trước khi bị methane trong mây hấp thụ.

Ảnh chụp của kính James Webb cho thấy một dải mây vĩ độ cao bao quanh một lốc xoáy ở cực nam sao Hải Vương. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện một vệt sáng mỏng, mờ xoay quanh xích đạo, có thể là hoàn lưu khí quyển. Vùng cực bắc của sao Hải Vương cũng có ánh sáng gây tò mò.

James Webb cung cấp cho giới khoa học hình ảnh về 7 mặt trăng của sao Hải Vương. Điểm sáng nổi bật phía trên sao Hải Vương chính là mặt trăng Triton. Mặt trăng này được bao phủ bởi một lớp nitơ cô đặc đóng băng và có vẻ sáng hơn cả sao Hải Vương vì phản chiếu khoảng 70% ánh sáng Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News