Tàu Voyager 1 gửi về dữ liệu nhiễu loạn, các nhà khoa học NASA vẫn chưa tìm được nguyên nhân
Các kỹ sư đã sửa được lỗi, nhưng vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề.
Các kỹ sư NASA đã sửa thành công lỗi phát sinh trên Voyager 1, con tàu thăm dò hiện đang du hành trong vùng không gian liên sao và tiếp tục gửi tín hiệu về.
Hình minh họa tàu Voyager 1.
Đầu năm nay, hệ thống điều khiển ăng-ten (AACS) gửi về những dữ liệu nhiễu loạn về tình trạng sức khỏe Voyager 1 và các hoạt động đang diễn ra, trong khi đó con tàu thăm dò vẫn vận hành bình thường. Khảo sát cho thấy phần còn lại của tàu ổn định, vẫn đang tiếp tục thu thập và gửi dữ liệu nghiên cứu về trạm mặt đất.
Sau quá trình điều tra, các chuyên gia NASA đã xác định được nguồn căn vấn đề: AACS đã gửi dữ liệu qua một hệ thống đã dừng hoạt động nhiều năm về trước và làm hỏng thông tin gửi về. Giám đốc dự án Voyager Suzanna Dodd quyết định tiếp cận vấn đề bằng biện pháp an toàn, gửi lệnh yêu cầu máy tính truyền dữ liệu qua hệ thống vốn vẫn sử dụng.
Các kỹ sư chưa rõ lý do AACS đưa dữ liệu qua một hệ thống đã dừng hoạt động, họ cho rằng lệnh này được tạo ra bởi một máy tính khác trên tàu. Nếu vậy, lỗi của Voyager 1 vẫn còn tồn đọng tại một hệ thống chưa rõ khác.
Nhóm chuyên gia khẳng định sẽ tiếp tục đi tìm nguyên nhân, đồng thời khẳng định lỗi sẽ không ảnh hưởng tới thể trạng con tàu thăm dò.
Tính đến nay, Voyager 1 và 2 đã khám phá Hệ Mặt trời được 45 năm. Cả hai con tàu thăm dò đều đang di chuyển trong không gian liên sao, khu vực bọc ngoài nhật quyển, một bong bóng của hạt giàu năng lượng và từ trường tỏa ra từ Mặt trời. Dữ liệu tàu gửi về sẽ giúp chúng ta tiếp tục khám phá một vùng không gian “nguyên sơ”, không hề chịu ảnh hưởng từ bất kỳ ngôi sao nào.

NASA dời ngày phóng sứ mệnh Artemis 1 sang 27/9
NASA sẽ phóng tên lửa chở tàu vũ trụ không người lái tới quỹ đạo Mặt trăng cuối tháng 9 nếu thử nghiệm đổ nhiên liệu diễn ra thành công.

Tàu vũ trụ châu Âu chao đảo vì cú đảo ngược của Mặt trời
Tàu vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa đụng độ khỏi một hiện tượng lạ gọi là sự chuyển đổi ngược của Mặt Trời.

Dường như có một hố đen ẩn nấp ngay sát Hệ Mặt trời
Nhà vật lý thiên văn, tiến sĩ Rebecca Smethurst tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng có thể có một hố đen ẩn nấp ngay sát Hệ Mặt trời.

Vệ tinh khổng lồ có thể trở thành "sao" sáng nhất bầu trời
Vệ tinh BlueWalker 3 với diện tích bề mặt ăng-ten lên tới 64 m2 sẽ phản chiếu lượng lớn ánh sáng Mặt trời, cản trở việc quan sát thiên thể.

Mảnh hành tinh chết rơi xuống Trái đất, chứa kho báu làm chao đảo giới khoa học
Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra lời giải về lonsdaleite, loại siêu kim cương đã khiến họ bối rối trong nhiều năm qua, với những tính chất không tương đồng với bất cứ thứ gì hiện hữu trên Trái đất.

So sánh ảnh chụp của kính James Webb với ảnh 100 năm trước
Kính viễn vọng không gian mới và mạnh nhất của NASA, James Webb, đang mang tới những hình ảnh sắc nét về các vật thể xa xôi ngoài vũ trụ.
