NASA khắc phục sự cố trên tàu vũ trụ 45 tuổi
Tàu vũ trụ Voyager 1 ở khoảng cách 23,5 tỷ km tiếp tục hoạt động ở vùng không gian liên sao sau khi NASA xử lý vấn đề liên quan đến một máy tính.
Sau nhiều tháng gửi dữ liệu rác cho trạm điều khiển dưới Trái đất, tàu Voyager 1 của NASA đã hoạt động trở lại, tiếp tục gửi dữ liệu rõ ràng về tình trạng của nó ở vùng không gian liên sao ngoài Hệ Mặt trời, Space hôm 31/8 đưa tin.
Minh họa tàu vũ trụ Voyager 1 hoạt động trong vùng không gian liên sao. (Ảnh: NASA)
NASA lần đầu tiên thông báo về trục trặc của con tàu 45 tuổi này hồi tháng 5. Các chuyên gia biết vấn đề nằm ở đâu đó trong AACS - hệ thống giữ cho ăng-ten của tàu hướng về Trái đất.
"AACS gửi dữ liệu từ xa thông qua một máy tính trên tàu đã ngừng hoạt động nhiều năm trước, máy tính này đã làm hỏng thông tin", các chuyên gia NASA viết trong bản thông báo hôm 30/8. Phần còn lại của Voyager 1 có vẻ vẫn ổn và thu thập dữ liệu như bình thường.
Khi bắt đầu nghi ngờ Voyager 1 sử dụng một máy tính "chết", các kỹ sư đã truyền lệnh tới con tàu để hệ thống AACS sử dụng một máy tính khác cho việc liên lạc. Phương pháp sửa chữa này có rủi ro thấp nhưng lại tốn thời gian. Một tín hiệu vô tuyến mất gần 22 giờ để tới Voyager 1, tàu vũ trụ bay cách Trái đất 23,5 tỷ km và vẫn đang di chuyển xa thêm.
Khi sự cố dữ liệu trên tàu Voyager 1 được giải quyết xong, NASA tiếp tục nghiên cứu một bí ẩn khác: Điều gì đã gây ra sự cố này?
"Chúng tôi rất mừng khi lại nhận được dữ liệu đo từ xa. Chúng tôi sẽ đọc toàn bộ thông tin bộ nhớ của AACS và xem xét mọi thứ nó đang làm. Điều đó sẽ giúp chúng tôi tìm ra nguyên nhân sự cố", Suzanne Dodd, quản lý dự án Voyager, cho biết.
Các kỹ sư nghi ngờ Voyager 1 bắt đầu gặp sự cố dữ liệu sau khi nhận được lệnh xấu từ một máy tính khác trên tàu. Điều đó có thể cho thấy một số vấn đề khác đang ẩn trong bộ não máy tính của Voyager 1. Tuy nhiên, nhóm phụ trách sứ mệnh không coi đây là mối đe dọa đối với sức khỏe lâu dài của con tàu.
NASA phóng Voyager 1 cùng "anh em sinh đôi" Voyager 2 lên vũ trụ vào năm 1977 với sứ mệnh khám phá các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Voyager 1 đã bay qua sao Mộc và sao Thổ, sau đó tiếp tục bay xa thêm, tiến vào vùng không gian liên sao năm 2012. Voyager 2 đạt được cột mốc này vào năm 2018.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
