NASA xây hai trạm quan sát vũ trụ tại Australia
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ xây dựng hai trạm quan sát vũ trụ mới tại Australia, trị giá khoảng 100 triệu AUD. Đây là một phần trong cam kết phát triển các căn cứ vũ trụ ở Australia.
Hãng tin ABC ngày 26/2 cho biết các cơ sở trên được xây dựng tại Khu liên hợp viễn thông vũ trụ Canberra trong 6 năm tới, đánh dấu 50 năm kể từ khi Australia bắt tay hợp tác với NASA.
Một quan chức NASA, Tiến sĩ Charles Elachi cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào Australia và điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Australia vì NASA đang phát triển các kỹ thuật sử dụng vệ tinh để giám sát các khu vực hỏa hoạn như các đám cháy rừng, qua đó giúp người dân sơ tán tới nơi an toàn và chỉ dẫn cho lính cứu hỏa trong hoàn cảnh hiện trường bị khói bụi che phủ hoàn toàn.
Công nghệ mới của NASA trong việc vẽ bản đồ độ ẩm của đất cũng giúp nông dân trong việc canh tác.
Từ năm 1960, Chính phủ Mỹ đã đầu tư 610 triệu AUD vào các cơ sở vũ trụ của Australia.
Năm trung tâm nghiên cứu vũ trụ đặt tại Australia, được chia sẻ giữa NASA và Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO), đã được sử dụng làm căn cứ liên lạc vệ tinh trong các hoạt động thăm dò và nghiên cứu vũ trụ, trong đó có việc thăm dò Sao Hỏa và các chuyến thăm dò Mặt Trăng của tàu con thoi Apollo./.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
