Nền văn minh "vượt thời gian" 8.000 năm trước hiện ra giữa sa mạc
Một tác phẩm điêu khắc lạc đà ở Ả Rập Saudi bấy lâu bị cho là mới 2.000 năm tuổi đã được giám định niên đại lại, mở đường vào một nền văn minh không thể tin nổi ẩn giấu giữa sa mạc.
Nghiên cứu quốc tế từ Bộ Văn hóa Ả Rập Saudi, Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại, Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp và Đại học King Saud đã giúp hé mở sự thật về một nền văn minh từng ngự trị khi vùng sa mạc khô căn Bắc Ả Rập Saudi ngày nay còn là "một thảo nguyên rải rác các hồ nước và cây cối".
Các bức phù điêu kỳ lạ được đánh dấu ở địa điểm khảo cổ "Lạc Đà" ở Ả Rập Saudi - (Ảnh: Bộ Văn hóa Ả Rập Saudi).
Theo Daily Mail, manh mối đến từ một phù điêu lạc đà kích cỡ bằng con người đã khá nổi tiếng ở đây, từng được cho là có từ thời đại đồ sắt khoảng 2.000 năm trước. Nhưng kết quả giám định đẩy đẩy ngược mốc thời gian thêm 6.000 năm.
Bức phù điêu lạc đà nổi tiếng, đã bị hư hại một phần do xói mòn từ bão cát - (Ảnh: Bộ Văn hóa Ả Rập Saudi).
Đó là một chi tiết gây sốc bởi phù điêu lạc đà và một số bức phù điêu trên đá khác quanh đó đã được tạo nên bằng một kỹ thuật vô cùng tinh tế, cho thấy những người tạo ra nó đến từ một nền văn minh phát triển "vượt thời gian" so với phần còn lại của thế giới.
Các nhà khoa học đã đánh giá các dấu vết công cụ, dấu ẩn thời tiết tren các tác phẩm điêu khắc, các mảnh vỡ và mật độ của các lớp trên cùng tảng đá để tìm ra dữ liệu về thời gian và khí hậu khi các tác phẩm được tạo ra.
Một số tác phẩm nghệ thuật trên đá khác - (Ảnh: Bộ Văn hóa Ả Rập Saudi).
Đó có thể là một nền văn minh sơ khai của các bộ lạc sống bằng cách chăn thả gia súc, cừu và dê, săn bắt lạc đà và ngựa hoang.
Cách họ tạo ra những phù điêu gây kinh ngạc là bằng chứng sống động cho sự phát triển vượt bậc của các nền văn minh trong khu vực. Trước đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết của các công trình đá lớn được tạo ra bởi những bộ lạc du mục ở Bắc Ả Rập Saudi.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
