Netizen chia sẻ video Mặt trời nhân tạo được đưa lên bầu trời ở Trung Quốc, sự thật là gì?

Một video được cho là ghi lại cảnh tượng Trung Quốc đưa “Mặt trời nhân tạo” lên bầu trời đã được xem hàng triệu lượt và chia sẻ hàng chục ngàn lượt trên mạng xã hội. Dân mạng trên khắp thế giới có người ngỡ ngàng, có nhiều người tỏ ra lo lắng. Sự thật của việc này là thế nào?

Trên các mạng xã hội, netizen đang liên tục chia sẻ một video được chú thích là Trung Quốc đưa Mặt trời nhân tạo lên bầu trời. Điều này được cho là hoàn toàn có lý, bởi trước đó, đã có tin tức rằng Trung Quốc phát triển được “Mặt trời nhân tạo”. Dự án này rất nổi tiếng, là một thiết bị có thể còn nóng hơn cả Mặt trời thật.

Truyền thông Trung Quốc đã từng đưa tin rằng, thiết bị kia lập kỷ lục thế giới vì nó nóng gấp 5 lần Mặt trời, và giữ được mức nhiệt đó trong 17 phút.


Đoạn video đang được chia sẻ một cách chóng mặt.

Trong video và những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, có thứ gì đó trông giống như một quả cầu khí sáng rực bay lên bầu trời. Xung quanh, nhiều người đứng xem và dùng điện thoại để quay video, chụp ảnh.

Rất nhiều cư dân mạng trên khắp thế giới đã tỏ ra lo lắng về một “Mặt trời giả”. Họ viết những bình luận như:

“Không biết mọi người thế nào, nhưng tôi thấy việc đưa thêm một Mặt trời lên bầu trời là thật đáng sợ”.

“Việc biến đêm thành ngày có phải là cần thiết không? Tôi thấy sợ hãi nhiều hơn là vui mừng”.

“Trông có vẻ nguy hiểm. Liệu nó có thể va vào Mặt trời thật không?”.


"Mặt trời nhân tạo" được đưa lên bầu trời, khiến nhiều người lo lắng? (Ảnh: STR/AFP via Getty Images).

Tuy nhiên, các trang tin lớn đã làm rõ sự thật về video đưa Mặt trời nhân tạo lên cao này. Trang Snopes viết rằng, đây dường như là một video về lần phóng tên lửa ở Hải Nam, cách đây khoảng 2 tuần. Trang Reuters cũng khẳng định điều tương tự.

Các nhà khoa học cũng giải thích rằng, việc chúng ta thấy “quả cầu khí sáng rực” là rất bình thường khi quay video cảnh phóng tên lửa, đặc biệt là nếu quay video lúc trời tối hoặc âm u, do lúc ấy ánh sáng (từ việc phóng tên lửa) là rất chói chang.

Còn thực tế, thiết bị được gọi là “Mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc thì vẫn đang ở yên trên mặt đất.


Video về Mặt trời nhân tạo được cho thực ra là hình ảnh từ lần phóng tên lửa này (cuối tháng 12/2021). (Ảnh: CASC /Liu Yan/ Spacenews).

Thiết bị "Mặt trời nhân tạo" có thể đạt đến nhiệt độ 70 triệu độ C (Mặt trời thật “chỉ” có nhiệt độ là 15 triệu độ C). Tuy nhiên, mục đích của dự án này là để một ngày nào đó, (hy vọng rằng) nó sẽ có thể tạo ra “nguồn năng lượng sạch vô hạn”, chứ hiện tại, chưa ai có ý định đưa thêm một Mặt trời nữa lên bầu trời cả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News