Nếu khí hậu tăng lên 2 độ C có thể giải phóng hàng tỷ tấn carbon trong đất

Nếu khí hậu Trái đất ấm lên 2 độ C, nghiên cứu mới dự đoán 230 tỷ tấn carbon sẽ được thải ra khỏi đất của hành tinh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang đẩy nhanh tốc độ phân hủy và giảm thời gian carbon tồn tại trong đất.

Khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter lập mô hình tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với sự phân hủy và sự luân chuyển carbon trong đất - lượng thời gian carbon dành trong đất - họ nhận thấy sự nóng lên 2 độ C so với mức tiền công nghiệp sẽ kích hoạt sự giải phóng thêm 230 tỷ tấn carbon.


Trái đất chỉ cần nóng hơn 2 độ thì sẽ kích hoạt sự giải phóng thêm 230 tỷ tấn carbon.

Để so sánh cụ thể hơn, các nhà khoa học cho biết đơn cử như nước Mỹ đã thải ra khoảng 115 tỷ tấn carbon trong thế kỷ qua.

"Nghiên cứu của chúng tôi loại trừ những dự báo khắc nghiệt nhất nhưng cũng cho thấy sự thất thoát carbon đáng kể trong đất do biến đổi khí hậu chỉ ấm lên 2 độ C và điều này thậm chí còn không bao gồm sự thất thoát carbon sâu hơn của lớp băng vĩnh cửu", các tác giả nghiên cứu cho biết.

Để tạo ra mô hình dự đoán, các nhà nghiên cứu đã cập nhật Mô hình Hệ thống Trái đất với dữ liệu quan sát mới liên quan đến tốc độ phân hủy trong đất.

Rebecca Varney, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Exeter, cho biết: “Chúng tôi đã điều tra xem carbon trong đất có liên quan như thế nào đến nhiệt độ ở các địa điểm khác nhau trên Trái đất để tìm ra mức độ nhạy cảm của nó đối với sự nóng lên toàn cầu”.

Những nỗ lực trước đây để dự đoán tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với carbon trong đất đã dẫn đến khoảng không chắc chắn vượt quá 120 tỷ tấn carbon, nhưng Varney và các đồng nghiệp đã chỉ ra mức độ không chắc chắn xuống phạm vi cộng trừ là 50 tỷ tấn carbon.

“Chúng tôi đã giảm bớt sự không chắc chắn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, điều quan trọng để tính toán ngân sách carbon toàn cầu chính xác và đáp ứng thành công các mục tiêu của Thỏa thuận Paris”, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Peter Cox từ Viện Hệ thống Toàn cầu của Exeter, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News