New York tiết lộ "vũ khí" bí mật chống nước biển dâng cao rất hiệu quả
Thành phố New York (Mỹ) đã cho khôi phục các "rạn san hô hàu" ở 5 quận, tạo ra một hệ thống phòng thủ lũ hiệu quả đến ngạc nhiên.
Trong những năm gần đây, thành phố New York đã trải qua những đợt lũ lụt kỷ lục do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Dữ liệu cho thấy, kể từ năm 2000, lũ lụt do nước biển dâng đã tăng 247% ở một số khu vực của New York. Chẳng hạn, mực nước biển xung quanh khu vực The Battary thuộc khu dân cư Manhattan đã tăng gần 23cm, so với năm 1950.
Hàu là vũ khí chống lại mực nước dâng cao hiệu quả - (Ảnh: WORLD NATION NEWS)
Đây là một khu vực có nhiều hoạt động sầm uất như làng Greenwich nghệ thuật, khu kinh doanh Tribeca nổi tiếng, khu Phố Tàu sôi động và khu Tài chính sầm uất, có Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Whitney, cùng Trung tâm Thương mại thế giới và Bảo tàng & Đài tưởng niệm 9-11.
Tuy nhiên, họ đã có một vũ khí bí mật trong cuộc chiến chống lại mực nước biển dâng cao: nuôi hàu.
Theo trang Business Insider, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, chính quyền New York đã giải thích cách những loài nhuyễn thể này có thể tạo ra một biện pháp phòng chống lũ lụt tự nhiên, hiệu quả bất ngờ.
Đằng sau ý tưởng này là dự án Billion Oyster. Đây là dự án phục hồi hàu trên các rạn san hô ở 15 địa điểm trong 5 quận của thành phố.
Trong 6 tháng qua, 11,2 triệu con hàu đã được bổ sung vào một đoạn sông Hudson ngoài khơi bờ biển Lower Manhattan, nơi chúng giúp lọc nước và tạo môi trường sống cho các loài sinh vật biển khác, báo New York Times đưa tin.
Nếu những con hàu phát triển đủ lớn, các rạn hàu thậm chí có thể đóng vai trò tiêu tán năng lượng sóng, giúp bảo vệ bờ biển của thành phố khỏi nước dâng do bão và lũ lụt trong thời tiết khắc nghiệt.
Những con hàu mới được đưa vào hơn 200 môi trường sống dưới sông, bao gồm các quả cầu kim loại, lồng và lưới bọc.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ecological Engineering, các rạn san hô hàu là công cụ hữu ích, giúp xây dựng khả năng phục hồi ven biển khi đối mặt với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Dự án Billion Oyster có kế hoạch khôi phục 100 triệu con hàu ở cảng New York trong vòng 5 năm tới. Ngoài việc giảm thiểu lũ lụt, chất lượng nước sẽ được cải thiện đáng kể và động vật hoang dã sẽ tái xuất hiện.
Thành phố New York không phải là nơi duy nhất ở Mỹ sử dụng hàu để xử lý tình hình mực nước biển dâng cao. Đài BBC đưa tin, bang Louisiana cũng đang sử dụng động vật thân mềm này để ngăn chặn sự xói mòn của các vùng đất ngập nước ven biển.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
