Nga cảnh báo mối đe dọa khổng lồ đang bao vây Trái đất

Theo Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), có tới 1 triệu vật thể nguy hiểm đang trôi nổi tự do xung quanh Trái đất và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong vài năm tới, đe dọa tấn công các tàu và trạm vũ trụ.

Theo hãng tin TASS, tính toán của Roscosmos cho thấy số lượng vật thể quỹ đạo có đường kính vượt quá 1 cm sẽ còn tăng gấp 1,5 lần trong vòng 6-7 năm tới, gây nguy hiểm ngày càng gia tăng cho việc tiếp cận không gian.

Roscosmos khẳng định điều này làm nổi bật các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động không gian, cũng như sự cần thiết của việc soạn thảo các quy tắc giao thông trong không gian, cải thiện giám sát các khu vực gần Trái đất.


Một đám mây mảnh vỡ khổng lồ, trong đó 1 triệu mảnh kích thước trên 1 cm đang bao vây Trái đất - (Ảnh đồ họa từ NASA).

Các mảnh vỡ vũ trụ mà Roscosmos nói đến chính là thứ được bàn đến những năm gần đây với tên gọi "rác không gian", chính là tàn tích của những vệ tinh, tàu vũ trụ hư cũ của các cơ quan vũ trụ khắp thế giới để lại trên quỹ đạo Trái đất.

Theo Discovery Magazine, một tính toán trước đó của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), ngoài số mảnh tương đối lớn nói trên, còn 130 triệu mảnh đường kính dưới 1 cm khác đang vây bọc hành tinh.

Nhiều phương án dọn rác không gian đã được Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) và ESA tính toán bao gồm chế tạo tàu vũ trụ... đi gom rác, bắn tia laser tiêu diệt các mảnh nhỏ, nhưng có lẽ còn nhiều năm nữa mới thành hiện thực.

Trong khi đó, nhiều tàu vũ trụ đã liên tiếp gặp nạn gần đây, mà các tàu của Roscosmos là ví dụ.

Hồi tháng 12-2022, một tàu Soyuz chở 3 phi hành gia Roscosmos - NASA đã bị thủng khi đang neo đậu ở Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), khiến 3 người này tạm mắc kẹt trong khi Nga cử tàu khác lên thay thế. Nguyên nhân thủng tàu được Roscosmos và NASA đồng kết luận là do mảnh vỡ vũ trụ đâm vào thân tàu.

Đến tháng 2-2023, một tàu chở hàng Progress của Roscosmos lại bị hư hỏng tương tự, buộc phải lao vào bầu khí quyển Trái đất để "tự sát" an toàn, trước khi một phần nhỏ chưa cháy hết được điều hướng rơi xuống Thái Bình Dương.

Sau đó chỉ ít ngày, đầu tháng 3-2023, một tàu Progress khác của Nga đang neo đậu trên ISS phải khai hỏa để đẩy cả trạm này tránh một mảnh vỡ nguy hiểm trên đường lao tới. Rất may nó đã thành công và các phi hành gia ISS được an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News