Nga phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-04 lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS

Chiều 20/4, tàu vũ trụ Nga Soyuz MS-04 chở theo hai nhà du hành đã đi vào quỹ đạo gần Trái Đất và đang hướng tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Theo Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, tàu Soyuz MS-04 được tên lửa đẩy Soyuz-FG phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.

Tàu sẽ bay tới ISS theo sơ đồ rút gọn 6 giờ đồng hồ. Điều này giúp các nhà du hành tới điểm kết nối với ISS vào 16 giờ 22 giờ Moskva (20 giờ 22 phút giờ Việt Nam) cùng ngày 20/4. Trước đó, ba chuyến bay của các tàu vũ trụ lớp Soyuz MS diễn ra theo sơ đồ hai ngày đêm.


Tàu Soyuz MS-04 chở theo nhà du hành người Nga Fedor Yurchikhin (trái) và nhà du hành Mỹ David Fisher (phải) cùng 70kg hàng hóa. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Theo kế hoạch ban đầu, tàu Soyuz MS-04 sẽ chở theo hai nhà du hành Nga lên ISS. Tuy nhiên, Roscosmos quyết định từ năm 2017 giảm số nhà du hành Nga trên ISS từ ba xuống còn hai người.

Quy định này sẽ được áp dụng ít nhất cho đến mùa Thu năm 2018. Trong khi đó, số lượng nhà du hành các nước khác trên ISS sẽ tăng từ ba lên bốn người. Vị trí thứ 3 trong tàu vũ trụ Soyuz MS-04 sẽ dành cho các nhà du hành nước ngoài. Tuy nhiên, hiện chưa có nhà du hành nào được đào tạo cho vị trí này.

Hiện trên ISS có nhà du hành Nga Oleg Novisky, nhà du hành Mỹ Peggy Whitson và nhà du hành vũ trụ người Pháp Thomas Pesquet.

Trong suốt gần 20 năm hoạt động, ISS đã đón tiếp 226 lượt người tới từ 15 quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia đã tiến hành hơn 180 cuộc đi bộ trong không gian, khoảng 1.760 các điều tra nghiên cứu và công bố hơn 1.200 nghiên cứu khoa học.

Cơ quan kiểm soát hy vọng sẽ duy trì hoạt động của ISS cho tới năm 2024 sau khi tất cả các quốc gia tham gia hợp tác, ngoại trừ Liên minh châu Âu (EU), nhất trí tiếp tục hỗ trợ tài chính cho dự án ít nhất là tới thời điểm đó. ISS bay trên quỹ đạo Trái Đất với tốc độ 28.000 km/giờ kể từ năm 1998

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng

Những lá cờ do phi hành gia Mỹ cắm trên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Apollo ngày càng phai màu và phân hủy.

Đăng ngày: 25/07/2024

"Siêu Trái Đất" có thể tồn tại sự sống gần hệ Mặt Trời

Ngoại hành tinh LHS 1140 b cách Trái Đất 39 năm ánh sáng có thể là lựa chọn hoàn hảo để phát hiện nước lỏng bên ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 16/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News