Nga phóng thành công tàu vũ trụ đưa các phi hành gia lên ISS

Các phi hành gia được đưa lên ISS lần này gồm phi hành gia thuộc Roscosmos Alexei Ovchinin và hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là Nick Hague và Christina Koch.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-12 do Nga tự sản xuất ngày 14/3 đã được phóng thành công lên quỹ đạo dự kiến để đưa ba phi hành gia người Nga và Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Tập đoàn vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos cho biết vụ phóng được tiến hành tại bãi phóng Baikonur Cosmodrome ở Kazakhstan vào lúc 22h14 ngày 14/3 theo giờ Moskva, tức 2h14 ngày 15/3 theo giờ Hà Nội.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-12. (Nguồn: NASA)

Khoảng 10 phút sau khi rời bệ phóng, tàu vũ trụ đã tách khỏi tầng thứ ba của tên lửa, tiếp tục bay lên ISS dưới sự điều khiển của các chuyên gia đến từ Trung tâm Giám sát sứ mệnh Nga. Dự kiến, Soyuz MS-12 sẽ "cập bến" ISS vào 4h07 (giờ Moskva, tức 8h07 theo giờ Việt Nam) ngày 15/3 sau khoảng 6 giờ bay.

Các phi hành gia được đưa lên ISS lần này gồm phi hành gia thuộc Roscosmos Alexei Ovchinin và hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là Nick Hague và Christina Koch.

Đối với Ovchinin và Hague, đây là chuyến bay đầu tiên của hai nhà du hành sau khi phải hạ cánh khẩn cấp chỉ 2 phút sau vụ phóng thất bại ngày 11/10/2018 do trục trặc kỹ thuật. Đây là vụ phóng thất bại đầu tiên kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chương trình vũ trụ cách đây 35 năm và là lần thứ ba trong lịch sử. Trong các vụ tai nạn, hệ thống cứu hộ tự động của tên lửa đều giúp các phi hành gia an toàn.

Phát biểu trước chuyến bay, ông Ovchinin cho biết đã phát hiện một số lỗi nhỏ của tên lửa trong khâu kiểm tra cuối song đã được khắc phục, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng chuyến bay này sẽ thành công.

Sau khi cập bến ISS, ba nhà du hành trên sẽ phối hợp với ba phi hành gia đang ở trên ISS, tiến hành hàng trăm thí nghiệm về sinh học, công nghệ sinh học, khoa học vật lý và khoa học Trái Đất.

Theo kế hoạch, phi hành gia Hague và Koch sẽ cùng hai phi hành gia đang có mặt trên ISS thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên ra ngoài không gian.

ISS - là dự án hợp tác hiếm hoi của Moskva và Washington, đang quay xung quanh quỹ đạo Trái Đất khoảng 28.000 km/h kể từ năm 1998.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News