Nga phóng thành công tên lửa Proton-M
Nga vào hôm 28/9 đã phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M đưa một vệ tinh bay vào quỹ đạo, trong lần phóng trở lại đầu tiên sau thất bại hồi tháng 5 qua, AFP cho hay.
>>> Video: Tên lửa mang vệ tinh rơi sau khi phóng
Tên lửa Proton-M mang theo một vệ tinh viễn thông của Nga rời bệ phóng đúng kế hoạch từ Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan vào lúc 2 giờ 23 phút ngày 28/9 (giờ địa phương, tức 3 giờ 23 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) cho biết.
"Lúc 5 giờ 26 phút ngày 28/9 (giờ GMT, tức 12 giờ 26 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), vệ tinh đã tách khỏi tầng đẩy tăng cường Briz-M và đi vào quỹ đạo định trước", theo Roscosmos.
Một tên lửa Proton-M trên bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan - (Ảnh: AFP)
Trước đó, hôm 16/5, một tên lửa Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông tiên tiến nhất của Nga trị giá 29 triệu USD đã rơi trở lại Trái đất chỉ chưa đầy 10 phút sau khi cất cánh và bị đốt cháy trong bầu khí quyển.
Sự cố trên đã kéo dài thêm danh sách các vụ phóng tên lửa thất bại của đất nước đứng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ không gian này. Theo AFP thì ngành công nghiệp vũ trụ Nga kiếm lợi hàng chục triệu USD mỗi năm nhờ vào việc phóng tên lửa thuê đưa vệ tinh của châu Á và phương Tây lên quỹ đạo.
Được biết, phiên bản nâng cấp M của tên lửa Proton gặp một loạt sự cố gần đây khiến cho uy tín của ngành công nghiệp vũ trụ Nga bị đe dọa nghiêm trọng. Tên lửa này từng được xem là giải pháp tin cậy và giá rẻ so với các đợt phóng tên lửa của Mỹ và châu Âu.
Các đợt phóng Proton-M từng bị đình chỉ vào tháng 7/2013, sau khi nó đâm trở lại Trái đất cùng với ba vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu Glonass của Nga, với nguyên nhân được xác định là do ba trong sáu cảm biến vận tốc góc của Proton bị lắp đặt sai.
Trước đó, Proton-M cũng bị "nằm sân" vào tháng 8/2011 sau một đợt phóng vệ tinh quân sự thất bại khi tầng tăng cường của tên lửa Briz-M gặp sự cố. Theo AFP, Briz-M cũng được sử dụng trong đợt phóng thất bại mới nhất vào hôm 16/5.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
