Nga phóng vệ tinh Mỹ vào quỹ đạo

Nga hôm qua đã phóng một tên lửa đẩy từ trung tâm vũ trụ tại Kazakhstan, mang theo vệ tinh viễn thông của Mỹ vào quỹ đạo.

Alexander Borbrenyov, thư ký báo chí của trung tâm sản xuất và nghiên cứu vũ trụ quốc gia Khrunichev, cho biết tên lửa đẩy Proton-M của Nga mang theo vệ tinh Sirius FM5 đã rời trái đất vào khoảng 23h10 ngày 30/6 (giờ Mátxcơva) từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Trước đó, một quan chức của Roscosmos (cơ quan vũ trụ liên bang Nga) cho biết vệ tinh sẽ tách khỏi tên lửa đẩy khoảng 9 tiếng sau đó.

Vụ phóng mới đầu được lên kế hoạch vào ngày thứ hai, nhưng đã phải hoãn lại một ngày do gặp một số trục trặc khi tiếp nhiên liệu vào thứ tư tuần trước.

Còn vệ tinh Sirius FM5 do Space Systems/Loral Company của Mỹ thiết kế và do tập đoàn truyền thông Sirius Satellite Radio Inc. sở hữu. Vệ tinh sẽ hoạt động trong quỹ đạo trong 15 năm. Vệ tinh nặng 5.840kg này có nguồn năng lượng lớn gấp đôi bất kỳ vệ tinh nào đang tồn tại trong quỹ đạo. Nó sẽ giúp phát sóng cho các vùng gồm Mỹ, Canada, Mexico và vùng biển Caribê.

Lần phóng vệ tinh Sirius FM5 là lần phóng vệ tinh thứ 5 của tên lửa đẩy Proton-M trong năm nay. Vệ tinh do trung tâm Khrunichev sản xuất, gồm ba tầng, sử dụng chất nổ đẩy dạng lỏng, và có trọng lượng cất cánh vào khoảng 700 tấn.

Từ khóa liên quan:

Sirius FM5

Phóng vệ tinh

Proton-M

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News