Nga thông báo rút khỏi Trạm không gian quốc tế, tự xây trạm mới

Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Moscow quyết định rút khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS) sau năm 2024 và Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng mình.

Nga thông báo rút khỏi Trạm không gian quốc tế, tự xây trạm mới
Nga đã quyết định rút khỏi Trạm không gian quốc tế sau năm 2024 - (Ảnh: AFP)

"Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình đối với các đối tác nhưng chúng tôi đã quyết định rời trạm (ISS) sau năm 2024", thông báo của Điện Kremlin dẫn lời ông Yury Borisov, lãnh đạo Roscosmos, nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-7.

Theo ông Borisov, sau khi rút khỏi ISS, Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng mình. Đây sẽ là chương trình không gian "ưu tiên" của Moscow.

"Tốt", ông Putin đáp lại.

Đài RT dẫn lời lãnh đạo Roscosmos giải thích rằng các chuyến bay vào vũ trụ có người lái của Nga nên được thực hiện theo một chương trình khoa học có hệ thống và cân bằng, để mỗi sứ mệnh đem lại cho đất nước những kiến thức mới trong lĩnh vực không gian.

"Ngành công nghiệp này đang trong tình trạng khó khăn, và tôi thấy nhiệm vụ chính của mình, cùng với các đồng nghiệp, không phải là tụt dốc mà là nâng tầm và trên hết là cung cấp cho nền kinh tế Nga những dịch vụ vũ trụ cần thiết", ông Borisov nói thêm, trong đó nhắc đến các dịch vụ như điều hướng, liên lạc, chuyển dữ liệu.

Đến nay, không gian là một trong số ít lĩnh vực hợp tác giữa Nga với Mỹ và các đồng minh chưa bị ảnh hưởng bởi căng thẳng liên quan đến chiến sự ở Ukraine.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến kéo dài hoạt động của ISS đến năm 2030. Tuy nhiên, ông Dmitry Rogozin, lãnh đạo trước đó của Roscosmos, nói rằng nó sẽ "sụp đổ" vào thời điểm đó nếu không có "một số tiền lớn" được đầu tư vào việc sửa chữa trạm. Ông nói các mô đun của Nga trên ISS đã hết tuổi thọ.

Ngoài ra, ông Rogozin cho rằng việc để duy trì trạm ISS không còn hiệu quả đối với Nga trong môi trường địa chính trị hiện nay.

ISS được phóng vào không gian vào năm 1998 nhờ sự hợp tác của các cơ quan vũ trụ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Trạm được chia thành các khu vực của Nga và Mỹ, trong đó khu vực của Mỹ sau này do Washington và những nước khác tham gia dự án điều hành.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch vận tốc 58.000km/h lao qua bầu trời Mỹ

Thiên thạch vận tốc 58.000km/h lao qua bầu trời Mỹ

Thiên thạch ước tính có kích thước tương đương ôtô bay qua phía trên bang Texas tối hôm 24/7, phát ra tiếng nổ siêu thanh.

Đăng ngày: 28/07/2022
Ảnh độc từ siêu kính viễn vọng:

Ảnh độc từ siêu kính viễn vọng: "Gương thiên hà xuyên không"

Một trong 2 thiên hà giống hệt nhau mà bạn nhìn thấy qua hình ảnh của Hubble là một bóng ma, theo nghĩa đen!

Đăng ngày: 28/07/2022
“Tinh thể thời gian”: Trạng thái vật chất hoàn toàn mới đối với nhân loại!

“Tinh thể thời gian”: Trạng thái vật chất hoàn toàn mới đối với nhân loại!

Khi nói đến tinh thể, chúng ta có thể không còn xa lạ. Ví dụ, muối ăn thông thường chủ yếu được cấu tạo từ các tinh thể natri clorua. Nhưng, bạn có biết “tinh thể thời gian” là gì không?

Đăng ngày: 27/07/2022
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 27/07/2022
Thiết bị làm thay đổi trọng lực trên trạm Vũ trụ Thiên Cung

Thiết bị làm thay đổi trọng lực trên trạm Vũ trụ Thiên Cung

Module Vấn Thiên mới bay lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc được trang bị máy ly tâm thay đổi trọng lực lớn nhất trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 27/07/2022
Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất

Các nhà thiên văn học dự đoán mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B chở module Vấn Thiên sẽ rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất.

Đăng ngày: 27/07/2022

"Thiên hà ma" trong hình ảnh lọc màu từ kính James Webb

Hình ảnh tổng hợp từ dữ liệu quan sát mới của kính viễn vọng James Webb cho thấy thiên hà Messier 74 trông như một vòng xoáy tử thần.

Đăng ngày: 26/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News