Nga xem xét kế hoạch táo bạo giải cứu 3 phi hành gia tàu Soyuz

Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) có thể tính đến phương án chưa có tiền lệ là phóng một tàu Soyuz khác, hoàn toàn rỗng không để giải cứu 3 phi hành gia Nga - Mỹ đang có nguy cơ bị mắc kẹt ở Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Theo The Guardian, trong cuộc họp báo chung hôm 22-12, các quan chức của Roscosmos và NASA cho biết họ đang tiếp tục điều tra nguyên nhân của vụ rò rỉ chất làm mát của tàu vũ trụ Soyuz MS-22.

Trước đó, hôm 14-12, tàu vũ trụ Soyuz MS-22 của Nga đã tuôn ồ ạt chất làm mát, như một dòng suối bông tuyết chảy ra từ phía sau tàu, được thể hiện trong một đoạn phim do NASA phát hành.

Nga xem xét kế hoạch táo bạo giải cứu 3 phi hành gia tàu Soyuz
Một vụ phóng tàu Soyuz.

Ông Sergei Krikalev, người đứng đầu các chương trình du hành không gian của Roscosmos, cho biết thiệt hại vẫn đang được đánh giá và chưa có kết luận cuối cùng nào đưa ra về việc 3 phi hành gia vừa lên ISS bằng tàu này sẽ trở về Trái Đất bằng phương tiện gì.

Phi hành đoàn này gồm 2 phi hành gia của Nga là Nga Sergey Prokopyev và Dimitry Petelin, cùng 1 phi hành gia NASA là Frank Rubio. Họ đang thực hiện công việc ở ISS cùng 4 phi hành gia khác từ Roscosmos, NASA và Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), lên trạm bằng tàu Space X Crew Dragon.

Ông Krikalev nói rằng nếu phân tích nhiệt - đánh giá mức độ nóng trong cabin - kết luận tàu Soyuz MS-22 không còn phù hợp cho chuyến bay về Trái Đất, một vụ phóng theo lịch trình khác vào tháng 3 sẽ đưa lên trạm một tàu Soyuz hoàn toàn rỗng không từ Sân bay vũ trụ Baikonur.

Nếu như vậy, tàu vũ trụ bị hỏng sẽ quay trở lại Trái Đất mà không có phi hành đoàn. Đây là một quyết định bất ngờ bởi trước đây Soyuz luôn vận hành với phi hành gia điều khiển bên trong.

Giám đốc chương trình ISS của NASA Joe Montalbano cho biết nguyên nhân Soyuz bị rò rỉ vẫn chưa rõ ràng. Nghi vấn về mưa sao băng Geminids đã được loại bỏ, do các thiên thạch Geminids đến từ một hướng khác - theo kết luận chung của 2 nhóm của Nga và Mỹ.

Ông Tommaso Sgobba, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế vì sự tiến bộ của an toàn vũ trụ (IAASS) và là cựu Giám đốc An toàn chuyến bay vũ trụ của ESA, từng có cuộc phỏng vấn với tờ Space vào tuần trước, bày tỏ mối lo ngại nếu tàu Soyuz không đủ khả năng để quay về Trái Đất, 3 phi hành gia nói trên có thể mắc kẹt ở ISS trong nhiều tháng không thể sơ tán nếu sự cố xảy ra với trạm vũ trụ.

Ông cũng lo ngại việc Nga phải gửi tới 2 tàu Soyuz đến trạm vũ trụ cho sứ mệnh giải cứu. Nhưng có vẻ sứ mệnh sẽ đơn giản hơn nếu Roscosmos quyết định phóng một tàu rỗng thay vì có phi hành gia điều khiển như trước đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát triển mạng lưới vệ tinh Internet

Trung Quốc phát triển mạng lưới vệ tinh Internet

Công ty tư nhân GalaxySpace của Trung Quốc đang tăng tốc nghiên cứu và phát triển " chòm sao vệ tinh" để tạo ra mạng truyền thông 5G toàn cầu.

Đăng ngày: 27/12/2022
Phát hiện chấn động về

Phát hiện chấn động về "vật thể lạ từ Đám mây Oort" rơi xuống Canada

Phân tích mới về một quả cầu lửa xanh từ Đám mây Oort hạ cánh xuống Canada tháng 2-2021 có thể làm thay đổi một loạt hiểu biết về sự hình thành của Trái đất và cả Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 26/12/2022
Manh mối nguồn sống hành tinh khác xuất hiện ngay trên Trái đất

Manh mối nguồn sống hành tinh khác xuất hiện ngay trên Trái đất

Nhìn vào tấm gương phản chiếu của một cấu trúc quan trọng với sự sống và các sứ mệnh khai phá hành tinh khác trong tương lai, các nhà khoa học Mỹ đã có bước tiến bất ngờ.

Đăng ngày: 26/12/2022
Những điều thú vị đáng mong chờ trong không gian vào năm 2023

Những điều thú vị đáng mong chờ trong không gian vào năm 2023

Du hành lên Mặt trăng, chuyến bay không gian riêng hay Hệ Mặt trời rộng lớn hơn đều là những điều có thể xảy ra trong không gian vào năm 2023.

Đăng ngày: 26/12/2022
Trung Quốc đặt mốc thời gian khám phá hành tinh có thể sống được ngoài Hệ Mặt trời

Trung Quốc đặt mốc thời gian khám phá hành tinh có thể sống được ngoài Hệ Mặt trời

Trung Quốc đã vạch ra một loạt kế hoạch đầy tham vọng mới về thám hiểm vũ trụ, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 khám phá các hành tinh có thể sinh sống được ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 26/12/2022
Vũ trụ được tính tuổi bằng cách nào?

Vũ trụ được tính tuổi bằng cách nào?

Vũ trụ đã có khoảng 13,8 tỷ năm tuổi, nhưng làm sao chúng ta biết được như vậy?

Đăng ngày: 25/12/2022
Phát hiện tài tích vụ nổ siêu tân tinh dưới thời vua Nghiêu

Phát hiện tài tích vụ nổ siêu tân tinh dưới thời vua Nghiêu

Các nhà thiên văn học phát hiện tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh cực mạnh từ hơn 4.000 năm trước và có thể quan sát bằng mắt thường.

Đăng ngày: 24/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News