​Ngắm Milky Way mùa thuần đẹp

Milky Way hay Ngân hà là một dải sáng mờ nhạt có màu trắng sữa vắt ngang bầu trời đêm. Theo thần thoại Hi Lạp, Milky Way chính là dòng sữa của nữ thần Hera tuôn chảy trên bầu trời do sức hút của Hercules.

Theo ước tính của các nhà khoa học, trong vũ trụ có khoảng trăm tỉ thiên hà khác nhau và Milky Way là thiên hà chứa đựng Hệ Mặt trời.

1. Quan sát Milky Way?

Ở Việt Nam, thời điểm quan sát Milky Way thuận lợi nhất là từ tháng 3 đến hết mùa hè đối với khu vực miền Trung. Ở miền Nam và miền Bắc thì quan sát vào những ngày không mưa, không có mây mù... Vào thời điểm này, Milky Way mọc ở hướng đông nam khoảng 2h đến 3h sáng.


Milky Way ở Cổ Thạch.

Việc quan sát sẽ gặp khó khăn ở những vùng ven đô vì ánh sáng phát ra từ đèn sẽ làm lu mờ ánh sáng của Milky Way. Nơi lý tưởng nhất để ngắm Milky Way chính là ở những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh hoặc đó là một khu vực hoàn toàn không bị ô nhiễm ánh sáng.

2. Tìm kiếm Milky Way như thế nào?

Cách đơn giản nhất để quan sát Ngân hà là bằng mắt thường. Nếu bạn có kiến thức cơ bản về các chòm sao, việc xác định Milky Way trở nên dễ dàng hơn. Dải Ngân hà sẽ nằm vuông góc với chòm sao Scorpius (hay còn gọi chòm Móc Câu hoặc Bò Cạp). Khi quan sát bầu trời sao vào ban đêm, bạn chỉ việc xác định đúng hướng chòm Móc Câu mọc thì sẽ nhìn thấy Milky Way.

Một cách khác đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm Stellarium cho điện thoại. Stellarium sẽ xác định được vị trí của Milky Way, thời gian Milky Way mọc lên, thời gian nào trăng mọc, trăng lặn...

3. Chụp Milky Way thế nào?

Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, bạn có thể lưu lại những hình ảnh ấn tượng của Milky Way bằng máy ảnh kỹ thuật số ống có kính rời và tripod.

Set máy ở chế độ M, nên chụp file Raw, lấy nét tay vì trong điều kiện thiếu sáng, việc lấy nét tự động sẽ rất khó khăn.

Khẩu độ: mở khẩu lớn nhất của lens, nên là khẩu 2.8 hoặc lớn hơn (tùy theo ống kính mà bạn có).

Tốc độ chụp thường là 30s. Nếu bạn phơi sáng quá lâu thì sao sẽ tạo thành vệt, thời gian phơi sáng ngắn quá thì ảnh không đủ sáng.

ISO: thông thường với tốc độ chụp 30s, khẩu 2.8 thì ISO lý tưởng là 3200 cho tới 6400, tùy vào độ sáng tối của ảnh để điều chỉnh.


Milky Way ở Kê Gà.

4. Một vài lưu ý khi ngắm Milky Way

Bạn có thể kết hợp cắm trại với việc ngắm Milky Way. Nên đi từ nhóm 4 người trở lên đối với những khu vực hoang vắng và có mang theo áo giữ ấm.

Một số nơi ngắm Milky Way đẹp:

  • Biển Tân Thành Gò Công, phía chòi gác nghêu về hướng đông
  • Hải đăng Kê Gà - La Gi, Bình Thuận
  • Bến đò hồ Trị An


Milky Way ở Cù Lao Xanh.


Milky Way ở Kê Gà.


Milky Way ở Long Hải.


Milky Way ở Mộc Châu.


Milky Way ở Phú Yên.


Milky Way ở hồ Trị An.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News