Ngày càng nhiều vụ sét đánh làm 1.900 người chết mỗi năm ở Ấn Độ, chuyện gì xảy ra?

Số vụ sét đánh ở Ấn Độ liên tục gia tăng và ngày càng trở nên khó dự đoán, khiến gần 1.900 người thiệt mạng mỗi năm.

Các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu đang làm gia tăng đáng báo động các vụ sét đánh gây thương vong ở Ấn Độ, khiến gần 1.900 người thiệt mạng mỗi năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.


Tình trạng sét đánh đang xảy ra thường xuyên hơn tại Ấn Độ - (Ảnh: AFP).

Theo kết quả nghiên cứu do Đại học Fakir Mohan (bang Odisha, miền Đông Ấn Độ) dẫn đầu thực hiện, sét đánh đã khiến 101.309 người thiệt mạng từ năm 1967-2020, trong đó giai đoạn từ năm 2010-2020 ghi nhận sự gia tăng mạnh.

Số liệu cũng cho thấy số người thiệt mạng trung bình mỗi năm tại mỗi bang ở Ấn Độ tăng từ 38 trường hợp trong giai đoạn từ năm 1967-2002 lên 61 trường hợp trong giai đoạn từ năm 2003-2020, khoảng thời gian mà dân số của nước này cũng tăng nhanh chóng lên 1,4 tỉ người.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng, số vụ sét đánh ở Ấn Độ liên tục gia tăng và hiện tượng này ngày càng trở nên khó dự đoán, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây thương vong do các thảm họa thiên nhiên mà biến đổi khí hậu gây ra.

Sét đánh thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ trong mùa mưa gió mùa từ tháng 6-9 hằng năm nhưng các nhà khoa học cho rằng tần suất đang gia tăng do nhiệt độ toàn cầu tăng lên, gây ra một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan.

Báo cáo đăng trên tạp chí quốc tế Environment, Development and Sustainability cũng cho rằng số người thiệt mạng do sét đánh tăng cao ở Ấn Độ một phần là do hệ thống cảnh báo sớm thiếu hiệu quả và thiếu cách giảm thiểu rủi ro.

Theo báo cáo, dữ liệu về số người thiệt mạng do sét đánh được ghi nhận tại Ấn Độ cho thấy "xu hướng ngày càng tăng, trong đó 2 thập kỷ gần đây ghi nhận mức tăng cao nhất", phản ánh "diễn biến đáng báo động".

Báo cáo cho biết thêm xu hướng gia tăng các điều kiện khí hậu khắc nghiệt có khả năng làm trầm trọng thêm tình hình, do đó "cần cấp thiết" thay đổi chính sách để giảm thiểu các tác động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị tách rời từ Nhật Bản đến New Zealand

Mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị tách rời từ Nhật Bản đến New Zealand

Nghiên cứu mới nhất đã xác định được những điểm mới, mà tại đó mảng Thái Bình Dương đang đứt gãy và bị kéo xuống lớp phủ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News