Ngày mai Việt Nam đón nhật thực một phần
Thời tiết không mưa vào sáng 9/3 sẽ tạo điều kiện cho người Việt Nam chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực một phần.
Các nhà thiên văn cho biết, chỉ một dải nhỏ có thể quan sát được nhật thực toàn phần, gồm một vài khu vực đất liền Indonesia và các vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Còn Việt Nam và phần lớn các nước châu Á - Thái Bình Dương chỉ quan sát được nhật thực một phần.
Bức ảnh minh họa dải toàn phần (path of totality) màu đỏ, vùng tối (umbra) là vòng tròn màu đen, vùng nửa tối (penumbra) là các vòng tròn đồng tâm màu tối. Các thành phố/khu vực như Palembang ở phía Nam đảo Sumatra, Tanjung Pandan (Sumatra); Palangkaraya, Balikpapan (Kalimantan); Palu (Central Sulawesi); Ternate (North Maluku) và Sofifi (Papua) nằm trên dải màu đỏ nên quan sát được nhật thực toàn phần. Việt Nam nằm trong vùng nửa tối nên quan sát được nhật thực một phần. (Ảnh: NASA/Scientific Visualization Studio).
Theo Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), xem nhật thực toàn phần tốt nhất là ở các tỉnh phía Nam, càng tiến về phía Bắc độ che phủ cực đại giảm dần. Thời điểm nhật thực đạt cực đại diễn ra vào buổi sáng sớm lúc 7h khi Mặt trời mọc chưa cao.
"Sáng 9/3 trời không mưa, hửng nắng tạo thuận lợi để quan sát nhật thực một phần", chuyên gia Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn và trung ương cho biết.
Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời, lúc này khi nhìn từ trái đất, dường như mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời. Nhật thực hình khuyên xảy ra hàng năm khi trái đất ở vị trí gần nhất so với mặt trời và mặt trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Do đó mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời và hai vùng nửa tối tạo ra bởi mặt trăng sẽ mở rộng hơn so với khi nhật thực toàn phần, đồng thời xen phủ nhau tạo thành một vùng gọi là vùng bóng tối giả. Cư dân những vùng trên trái đất bị vùng bóng tối giả này quét qua sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên, còn trong vùng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Một vài địa điểm tổ chức quan sát nhật thực Hà Nội: Câu lạc bộ thiên văn Hà Nội sẽ tổ chức quan sát ở vườn hoa Lạc Long Quân, đường Nguyễn Hoàng Tôn (chỗ đối diện hai con rồng) từ 6h30 đến 8h30. Hội thiên văn học trẻ Việt Nam theo dõi hiện tượng này lúc 7h sáng tại khu bán đảo Linh Đàm. Đà Nẵng: Câu lạc bộ thiên văn Đà Nẵng tổ chức quan sát tại khu vực tượng mẹ Âu Cơ, trong Công viên biển Đông từ 5h30 đến 9h30. TP HCM: Câu lạc bộ Thiên văn học Nghiệp dư TP HCM tổ chức quan sát tại 2 địa điểm là chân cầu Thủ Thiêm hướng quận 2 và Làng đại học Quốc gia từ 6h đến 8h. |

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
