Nghe nhạc trước khi gây mê phẫu thuật có thể giúp bạn bình tĩnh hơn

Một nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy những bệnh nhân được nghe nhạc trước khi tiến hành gây mê thường có mức độ lo lắng rất thấp. 

Theo Gizmodo, các bác sĩ đã tận dụng âm nhạc như một "liều thuốc" thư giãn cho bệnh nhân khi vào trước, trong và sau các cuộc điều trị, bao gồm cả phẫu thuật, và kết quả cho ra đầy hứa hẹn. Việc âm nhạc tác động tích cực đến người bệnh có thể phần nào giảm đau tạm thời cho hệ thần kinh, trong khi các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng thần kinh để giảm đau vật lý. Và trước đó, do hiểu được nỗi lo lắng của bệnh nhân trước khi thực hiện các ca phẫu thuật, các bác sĩ thường kê thuốc an thần cho bệnh nhân sử dụng.

Nghe nhạc trước khi gây mê phẫu thuật có thể giúp bạn bình tĩnh hơn
Âm nhạc tác động tích cực đến người bệnh có thể phần nào giảm đau tạm thời cho hệ thần kinh.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều lý do khiến cả bác sĩ và bệnh nhân đều không muốn sử dụng thuốc an thần trừ trường hợp bất khả kháng. Đó là bởi những thuốc này không chỉ có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh như dễ bị kích động và trở nên cáu gắt một cách khó hiểu. Veena Graff, một bác sĩ gây mê và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Y khoa Pennsylvania, cho biết họ chưa từng tiến hành so sánh trực tiếp việc sử dụng âm nhạc với phương pháp điều trị bằng thuốc nói trên.

Nghiên cứu về sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc, được công bố trên trang Regional Anesthesia & Pain Medicine, đã chọn ra 160 bệnh nhân tương đối khỏe mạnh để tiến hành thử nghiệm. Một nửa được chỉ định ngẫu nhiên để nghe nhạc qua tai nghe chống ồn, trong khi nửa còn lại sử dụng thuốc an thần.

Theo báo cáo, họ thấy rằng cả hai nhóm đều cảm thấy lo lắng như nhau (được đo bằng một cuộc kiểm tra ngắn) từ trước và sau cuộc thử nghiệm. Bản thân các bác sĩ cũng báo cáo rằng không có sự khác biệt về việc các bệnh nhân cảm thấy như thế nào. Mặc dù vậy, những người sử dụng thuốc an thần lại cho biết họ có đôi chút hài lòng hơn về quá trình thực nghiệm. Trong khi nhóm sử dụng nhạc cho biết họ và các bác sĩ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với nhau bởi sự cản trở của tai nghe.

Tuy nhiên, nghiên cứu dường như cho thấy việc sử dụng âm nhạc lại không có bất cứ rủi ro lớn nào xảy ra đối với hệ thần kinh, tốt hơn so với việc sử dụng thuốc an thần. Và các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng liệu pháp sử dụng âm nhạc cũng giúp một số người trước và sau phẫu thuật cảm thấy thoải mái, thuận tiện trong việc hồi phục hơn.

"Bất cứ ai cũng có thể thử sử dụng âm nhạc thay vì sử dụng thuốc an thần để trở nên bình tĩnh hơn", Veena Graff trả lời với Gizmodo. Và đối với những ai không thích cảm giác do thuốc an thần gây ra, giờ đây, họ đã có liệu pháp thay thế. Cũng như việc giảm lượng thuốc an thần trước và sau phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Nghe nhạc trước khi gây mê phẫu thuật có thể giúp bạn bình tĩnh hơn
Sử dụng âm nhạc không có bất cứ rủi ro lớn nào xảy ra đối với hệ thần kinh.

Thậm chí, hiệu quả mà âm nhạc mang lại còn có thể được tăng lên. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một bài hát của ban nhạc Marconi Union được viết cùng với các nhà trị liệu âm thanh và phát hành năm 2011, có tên "Weightless". Bài hát dài 8 phút được đặc biệt dành riêng cho các bệnh nhân, giúp họ thư giãn, bình tĩnh hơn. Nhưng vì ngày nay mọi người đều có một playlist nhạc của riêng mình nên việc nghe một bài hát yêu thích có thể giúp các bệnh nhân giảm stress tốt hơn.

"Ngay bây giờ, chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà âm nhạc hầu hết có mặt ở mọi ngõ ngách. Nhiều người hiện nay đều sở hữu cho mình những chiếc smartphone và các thết bị đa phương tiện có chứa nhạc trong đó", Graff nói.

Cách tốt nhất mà chúng ta có thể tận dụng và cải thiện lợi ích âm nhạc theo mục đích y học, theo Graff, là cho các bệnh viện bắt đầu cung cấp thêm lựa chọn nghe nhạc, bên cạnh các phương pháp điều trị có sẵn. Và điển hình, một vài trung tâm y tế ở Mỹ đã cung cấp tai nghe cho bất kỳ ai muốn thư giãn trước khi tiến hành phẫu thuật thay vì sử dụng thuốc an thần.

Graff cho biết thêm: "Hiện tại, tôi biết có khá nhiều tổ chức cũng đang cố gắng mang âm nhạc vào các hoạt động hàng ngày của họ, nhưng vẫn có nhiều điều phải làm nếu như muốn nó trở thành sự thật. Tôi hy vọng một ngày nào đó, âm nhạc sẽ là một lựa chọn chính thức được các bệnh viện đưa ra cho tất cả bệnh nhân".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của lá xoài

Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của lá xoài

Xoài là loại trái cây rất được yêu thích trong mùa hè vì hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe của nó.

Đăng ngày: 22/07/2019
Lý do bạn không nên cho người khác mượn tai nghe

Lý do bạn không nên cho người khác mượn tai nghe

Khi bạn chia sẻ tai nghe của mình, có bao giờ bạn nghĩ về việc vi khuẩn có thể bám đầy trên đó?

Đăng ngày: 22/07/2019
Các nhà khoa học tìm thấy một loại tế bào hoàn toàn mới, giúp chữa lành tổn thương trong trái tim

Các nhà khoa học tìm thấy một loại tế bào hoàn toàn mới, giúp chữa lành tổn thương trong trái tim

Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi trước hết, nó có thể giúp các bác sĩ phẫu thuật tim hoạch định lại kế hoạch mổ.

Đăng ngày: 22/07/2019
Ảo giác linh hồn giả mạo khiến con người thường xuyên gặp ma?

Ảo giác linh hồn giả mạo khiến con người thường xuyên gặp ma?

Một ngày bạn soi gương và thấy kẻ nào đó đang chiếm giữ thân xác mình. Có kẻ giả mạo hay bạn đang mắc hội chứng Capgras?

Đăng ngày: 21/07/2019
13 lợi ích bất ngờ nếu ăn dưa chuột mỗi ngày

13 lợi ích bất ngờ nếu ăn dưa chuột mỗi ngày

Thiên nhiên luôn ban cho con người những thứ đáng quý, nhưng không hề hiếm. Bạn có tin loại trái cây luôn có giá thành thấp và dễ mua lại lợi hại vô cùng không?

Đăng ngày: 20/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News