Nghiên cứu áo giáp của chiến binh Hy Lạp cổ đại

Bộ áo giáp thời Đồ đồng đủ chắc chắn để bảo vệ chiến binh Mycenae trong trận chiến cách đây 3.500 năm, theo nghiên cứu công bố hôm 22/5 trên tạp chí PLOS One.

Các nhà nghiên cứu sử dụng bản sao bộ áo giáp tìm thấy năm 1960 ở Dendra, ngôi làng nằm gần khu vực từng là thành phố Hy Lạp cổ đại Mycenae, và chiêu mộ 13 lính hải quân từ quân đội Hy Lạp để kiểm tra độ bền của nó.

Nghiên cứu áo giáp của chiến binh Hy Lạp cổ đại
Tình nguyện viên mặc bản sao áo giáp Dendra. Ả(nh: Greek Reporter)

Trong nhiều thập kỷ, giới khảo cổ băn khoăn liệu bộ áo giáp bao gồm mũ đội đầu gắn nanh lợn rừng và phần áo bao gồm nhiều miếng đồng kết lại với nhau, có đủ chắc chắn để dùng khi giao chiến. "Từ khi phát hiện, câu hỏi còn tồn tại là bộ áo giáp chỉ dùng cho nghi lễ hay sử dụng trong chiến đấu", trưởng nhóm nghiên cứu là Andreas Flouris, giáo sư sinh lý học ở Đại học Thessaly, Hy Lạp, và cộng sự chia sẻ. "Áo giáp Dendra được coi là một trong những bộ giáp hoàn chỉnh lâu đời nhất từ thời Đồ đồng ở châu Âu".

Để giải đáp câu hỏi, nhóm nghiên cứu trang bị cho tình nguyện viên bản sao của áo giáp và vũ khí, bao gồm giáo và đá, sau đó để họ hoàn thành mô phỏng cuộc chiến thời Đồ đồng kéo dài 11 giờ dựa trên mô tả lịch sử lấy từ sử thi Iliad nổi tiếng của nhà thơ Hy Lạp Homer nói về cuộc chiến thành Troy.

"Chúng tôi chắt lọc thông tin cần thiết để tạo ra mô phỏng trận chiến cuối thời Đồ đồng, bắt chước hoạt động thường ngày do chiến binh tiến hành. Sau đó, chúng tôi sử dụng dữ liệu cổ khí hậu để tái tạo điều kiện môi trường cuối thời Đồ đồng ở Troy", Flouris và đồng nghiệp cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trong vùng vào cuối thời Đồ đồng khoảng 18 - 20 độ C với độ ẩm tương đối hàng năm từ 70 đến 80%. Các nhà nghiên cứu tạo ra bản sao áo giáp bằng hỗn hợp kim loại mạ vàng bao gồm đồng và kẽm, hợp kim giống vật liệu ban đầu nhất. Bản sao theo sát kích thước chính xác của bộ áo giáp cổ tới từng đường cong và lỗ thủng, nặng 23 kg sau khi hoàn thành. Ngoài bộ áo giáp mô phỏng, tình nguyện viên còn tuân theo chế độ ăn tương tự chiến binh Mycenae trước trận chiến, bao gồm bánh mỳ, thịt bò, phô mai dê, olive xanh, hành và rượu vang đỏ.

Trong thử nghiệm, tình nguyện viên tham gia nhiều cuộc đối đầu khác nhau, bao gồm đọ kiếm tay đôi, chiến binh đấu với xe ngựa, tấn công từ xa... Bộ áo giáp không hạn chế khả năng chiến đấu hay gây mỏi cho người sử dụng. Mô phỏng chứng minh bộ áo giáp được sử dụng cho chiến đấu cách đây hàng nghìn năm. Theo nhóm nghiên cứu, chiến binh Mycenae được trang bị đầy đủ nhất thời đó và chắn chắn là những đối thủ đáng gờm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về những

Sự thật về những "bông hoa" màu trắng nở rộ khi soi kính hiển vi đội quân đất nung

Khoảnh khắc chuyên gia khai quật đội quân đất nung Tần Thủy Hoàng lên mặt đất, họ nhanh chóng cảm thấy hối hận.

Đăng ngày: 24/05/2024
Phát hiện hóa thạch khủng long có lông và vảy

Phát hiện hóa thạch khủng long có lông và vảy

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch mới của loài khủng long (Psittacosaurus) sở hữu lớp da kết hợp lông vũ như chim và vảy cứng như bò sát.

Đăng ngày: 24/05/2024
Colombia bắt đầu thám hiểm xác tàu chở kho báu 20 tỷ USD

Colombia bắt đầu thám hiểm xác tàu chở kho báu 20 tỷ USD

Colombia tiến hành giai đoạn đầu của chuyến thám hiểm dưới nước nhằm khám phá xác tàu chiến Tây Ban Nha chìm ở biển Caribe cách đây hơn 300 năm.

Đăng ngày: 24/05/2024
Tìm ra quan tài nguyên thủy của

Tìm ra quan tài nguyên thủy của "pharaoh vĩ đại nhất" Ramesses II

Thêm một mảnh ghép quý giá về Ramesses II, vị pharaoh được ca tụng nhiều nhất Ai Cập cổ đại, vừa được hé lộ.

Đăng ngày: 24/05/2024
Đàn đá Khánh Sơn - bảo vật hơn 2.000 năm tuổi

Đàn đá Khánh Sơn - bảo vật hơn 2.000 năm tuổi

Hai bộ đàn đá Khánh Sơn khoảng 2.500-3.000 tuổi, có âm thanh sống động, mang nét đặc trưng núi rừng Tây Nguyên.

Đăng ngày: 24/05/2024
Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới thuộc họ ăn thịt tại Argentina

Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới thuộc họ ăn thịt tại Argentina

Theo Conicet, khủng long “Koleken inakayali” có họ hàng gần với Carnotaurus, một trong những “sát thủ” đặc trưng nhất của thời kỳ Thượng Phấn trắng (khoảng 69-71 triệu năm trước) tại khu vực Nam Mỹ.

Đăng ngày: 23/05/2024
Chiếc lông vũ đắt nhất hành tinh có giá hơn 28.000 USD

Chiếc lông vũ đắt nhất hành tinh có giá hơn 28.000 USD

Giá bán lông vũ của một loài chim quý hiếm đã tuyệt chủng lên đến hơn 46.000 NZD, biến nó trở thành chiếc lông vũ đắt nhất thế giới từng được bán đấu giá tính đến nay.

Đăng ngày: 22/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News