Nghiên cứu cho thấy, khủng long "pháo đài sống" sống cô độc và điếc
Nghiên cứu mới cho thấy loài khủng long Struthiosaurus với bộ giáp đặc trưng thường sống cuộc đời chậm chạp, cô độc, ít di chuyển và thính giác kém.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên hóa thạch vỏ não của một con khủng long Struthiosaurus sống cách đây khoảng 80 triệu năm, CNN ngày 20/1 đưa tin.
Hình ảnh mô phỏng loài khủng long Struthiosaurus. (Ảnh: CNN).
Kết quả cho thấy khủng long Struthiosaurus có thể dài tới 2,7 m, tương đối nhỏ so với các loài khủng long cùng họ. Khủng long Struthiosaurus có bộ giáp gai bao phủ từ cổ, vai và lưng. Bởi bộ giáp này, Struthiosaurus được các nhà khoa học mệnh danh là "pháo đài sống".
Các cá thể Struthiosaurus sống thụ động, di chuyển rất chậm chạp, chúng không phải loài săn mồi hung dữ, thay vào đó chỉ tự vệ để tồn tại, nhà cổ sinh vật học Marco Schade của Đại học Greifswald cho biết.
"Trong khi một số loài họ hàng sử dụng gai đuôi để tự vệ, khủng long Struthiosaurus chủ yếu dựa vào bộ giáp đặc trưng", ông Schade nói.
Struthiosaurus có ốc tai ngắn nhất trong số các loài khủng long được nghiên cứu. Ốc tai là bộ phận ở sâu trong tai giúp động vật nghe được âm thanh. Chính bởi ốc tai ngắn, khủng long Struthiosaurus có thính giác rất kém nhạy bén.
"Những quan sát này cho thấy Struthiosaurus là loài thích nghi với lối sống tương đối thụ động và hạn chế tương tác xã hội", các tác giả nghiên cứu cho biết.
Khủng long là loài thường sống và di chuyển theo đàn. Nhưng bởi thính giác kém, loài Struthiosaurus thường sống đơn lẻ, khu vực sinh sống chủ yếu ở các vùng ven biển.
Tuy nhiên, khủng long Struthiosaurus vẫn có khả năng nghe được âm thanh từ đồng loại. Giống với rùa biển hiện đại. loài này chỉ giao tiếp bằng âm thanh khi rất cần thiết.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
