Nghiên cứu cho thấy: Nấm hạ nhiệt bằng cách "toát mồ hôi"

Một nghiên cứu mới tiết lộ, nấm có khả năng hạ nhiệt bằng cách "toát mồ hôi".

Phát hiện này đã làm sáng tỏ một khía cạnh tiềm năng cơ bản của sinh học nấm. Đồng thời, có thể có ý nghĩa đối với sức khỏe con người.

Tiến sĩ Arturo Casadevall - nhà vi trùng học tại Trường Đại học Johns Hopkins (Mỹ) và là một trong những tác giả nghiên cứu - cho biết: “Đối với tôi, đó là một hiện tượng rất thú vị không giải thích được”.

Nghiên cứu cho thấy: Nấm hạ nhiệt bằng cách toát mồ hôi
Nấm có xu hướng lạnh hơn so với môi trường của chúng.

Trước đó, tác giả chính của nghiên cứu - Radames Cordero, nhà vi trùng học tại Trường Đại học Johns Hopkins, đã sử dụng máy ảnh hồng ngoại để chụp ảnh nấm trong rừng.

Camera hồng ngoại có thể hình dung nhiệt độ tương đối của từng vật thể trong ảnh. Ông Cordero nhận thấy một điều kỳ lạ. Đó là những cây nấm dường như lạnh hơn so với môi trường xung quanh.

Các nhà khoa học trước đây đã quan sát thấy, nấm có xu hướng lạnh hơn so với môi trường của chúng. Song, Casadevall cho biết ông chưa bao giờ nghe nói về hiện tượng này. Vì vậy, nhóm quyết định tìm hiểu xem hiệu ứng làm mát này có xảy ra ở tất cả các loại nấm không.

Ngoài việc chụp ảnh nấm, các nhà nghiên cứu đã trồng và chụp ảnh các loại nấm khác nhau trong phòng thí nghiệm. Họ nhận thấy hiện tượng tương tự. Điều này thậm chí còn xảy ra với việc nuôi cấy Cryomyces antarcticus - một loại nấm mọc ở Nam Cực.

Các loại nấm dường như hạ nhiệt thông qua sự thoát hơi nước từ bề mặt của chúng. Điều đó nghĩa là về cơ bản, chúng đổ mồ hôi. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một loại điều hòa không khí chạy bằng nấm.

Họ cho nấm Agaricus bisporus vào hộp xốp có lỗ ở mỗi bên. Một chiếc quạt được đặt bên ngoài một trong các lỗ. Sau đó, nấm được đặt vào một thùng chứa lớn hơn và bật quạt để lưu thông không khí trên những cây nấm.

Sau 40 phút, không khí trong thùng chứa lớn hơn đã giảm từ khoảng 100 độ F (37,8 độ C) xuống còn khoảng 82 F (27,8 độ C). Những cây nấm đã hạ nhiệt độ thông qua quá trình làm mát bay hơi, sử dụng nhiệt trong không khí để chuyển nước lỏng thành khí.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ lý do nấm muốn giữ mát. Song, các tác giả suy đoán rằng, hiện tượng này có thể liên quan đến việc tạo ra các điều kiện tối ưu cho sự hình thành bào tử. Hoặc, nó có thể giúp nấm phát tán bào tử bằng cách thay đổi nhiệt độ. Từ đó, chúng có thể tạo ra những cơn gió nhỏ có thể thổi các bào tử ra xung quanh.

Đến nay, khám phá mới này có thể đặt ra nhiều câu hỏi hơn là đáp án. “Tôi nghĩ rằng, nếu có thể hiểu tại sao nấm toát mồ hôi, thì chúng ta sẽ học được rất nhiều điều”, ông Casadevall nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Rất có thể" côn trùng thụ phấn những bông hoa đầu tiên trên Trái đất

Các nhà nghiên cứu Australia kết luận thực vật hạt kín được thụ phấn nhờ tổ tiên của côn trùng, và côn trùng đã thụ phấn cho thực vật hạt kín trong 86% lịch sử tiến hóa của chúng.

Đăng ngày: 08/06/2023
Loài cây ăn thịt độc nhất vô nhị, bắt mồi theo

Loài cây ăn thịt độc nhất vô nhị, bắt mồi theo "tâm trạng"

Trong số khoảng 370.000 loài thực vật mọc trên mặt đất, rất hiếm có loài ưa thích mùi máu.

Đăng ngày: 08/06/2023
Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Các lớp băng ở Bắc Cực đóng vai trò là " nhà tù" nhốt những loại virus, vi khuẩn cổ đại từ thời tiền sử, một số trong số chúng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho con người.

Đăng ngày: 07/06/2023
Kỳ lạ cách bảo vệ

Kỳ lạ cách bảo vệ "sinh vật lớn nhất thế giới" khỏi bị hươu tấn công

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng âm thanh để nghiên cứu và bảo vệ Pando, được coi là sinh vật lớn nhất thế giới về khối lượng.

Đăng ngày: 07/06/2023
Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm

Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm

Số lượng các bệnh liên quan đến nhiễm nấm ngày càng gia tăng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến

Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến "người hùng" khoa học

Loài ruồi có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường nhật. Thế nhưng ở khía cạnh khoa học, chúng thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng phi thường.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News