Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt

Một nghiên cứu của Đại học Lancaster (Vương quốc Anh) công bố tại Hội nghị Thiên văn quốc gia Anh mới đây cho biết hiện tượng bão Mặt trời có thể làm gián đoạn tín hiệu thông báo tàu đang di chuyển trên các đường ray.

Theo nhà vật lý Cameron Patterson của Đại học Lancaster, những hiện tượng thời tiết trong không gian như vậy có thể tạo ra các dòng điện cản trở hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu báo động, khiến chúng chuyển tín hiệu từ màu xanh (không có tàu di chuyển) sang màu đỏ (đang có tàu đi qua) ngay cả khi không có tàu nào gần đó.

Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt
Hiện tượng bão Mặt trời có thể đe dọa đến sự vận hành của hệ thống đường sắt trên thế giới - (Ảnh: WIRED)

Trong ngành đường sắt, tín hiệu thông báo tàu có đang di chuyển hay không được định vị bởi một thiết bị gắn trên một “khối” đường ray. Mỗi “khối” dài từ 1-2km.

Nếu không có tàu nào đang di chuyển, tín hiệu sẽ chuyển sang màu xanh. Ngược lại, tín hiệu màu đỏ sẽ báo động cho người gác chắn tàu và người dân khi có tàu đi qua.

Theo chuyên trang Phys.org, các vấn đề công nghệ của hệ thống tín hiệu tàu hỏa có thể xảy ra do hậu quả của các cơn bão Mặt trời với nhiều cường độ khác nhau: từ các cơn bão trung bình có cường độ điện trường 2V/km đến các cơn bão mạnh 4V/km.

“Hầu hết chúng ta đã có lúc nghe thấy những thông báo như "chuyến tàu của bạn tạm hoãn do tín hiệu bị hỏng". Một số người cho rằng nguyên nhân khiến tín hiệu báo động tàu di chuyển là do mưa, tuyết hay lá cây rơi trên đường. Tuy nhiên, hiện tượng bão Mặt trời có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn khác”, báo The Independent dẫn lời nhà vật lý Cameron Patterson phát biểu tại hội nghị.

Theo tạp chí Newsweek, các nhà nghiên cứu tại Đại học Lancaster đang điều tra tác động của hiện tượng bão Mặt trời lên các tuyến đường sắt từ Preston đến Lancaster và Glasgow đến Edinburgh (Vương quốc Anh).

“Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu trường hợp tàu hỏa di chuyển trên một đường ray khi một cơn bão Mặt trời bất ngờ ập đến. Sau đó, chúng tôi sẽ đánh giá độ mạnh của một cơn bão Mặt trời lớn đến mức nào để có thể chuyển tín hiệu từ đỏ sang xanh và ngược lại”, tiến sĩ Cameron Patterson chia sẻ.

Theo NASA, bão Mặt trời là hiện tượng phun trào mang khối lượng và năng lượng từ bề mặt Mặt trời. Bão Mặt trời có thể chỉ kéo dài vài phút đến vài giờ.

Các dấu hiệu cảnh báo một cơn bão Mặt trời bao gồm: pháo sáng từ Mặt trời, điểm sáng phát ra từ Mặt trời, vết đen (vùng tối trên bề mặt Mặt trời) và vết phóng xạ.

Trong thời gian cực đại của Mặt trời, hoạt động trên Mặt trời và các tác động của thời tiết không gian lên môi trường trên cạn của chúng ta là rất cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới khoa học xôn xao bức hình chụp thiên hà màu tím của kính James Webb

Giới khoa học xôn xao bức hình chụp thiên hà màu tím của kính James Webb

Bức ảnh một thiên hà xoắn ốc màu tím có tên NGC 628 do kính viễn vọng không gian James Webb chụp đang thu hút sự tò mò của giới khoa học vũ trụ trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 20/07/2022
Trung Quốc sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện sứ mệnh tới sao Hải Vương

Trung Quốc sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện sứ mệnh tới sao Hải Vương

Trung Quốc cũng đang dự tính một tàu Neptune Explorer chạy bằng năng lượng hạt nhân để khám phá hành tinh băng khổng lồ và mặt trăng lớn nhất của nó (Triton).

Đăng ngày: 20/07/2022
Các nhà vật lý của MIT khai thác lượng tử

Các nhà vật lý của MIT khai thác lượng tử "đảo ngược thời gian" để phát hiện sóng hấp dẫn và vật chất tối!

Đây là một kỹ thuật mới để đo các nguyên tử dao động, có thể cải thiện độ chính xác của đồng hồ nguyên tử và các cảm biến lượng tử với mục đích phát hiện vật chất tối hoặc sóng hấp dẫn.

Đăng ngày: 19/07/2022
Siêu tên lửa mạnh nhất lịch sử NASA sắp khai hỏa: Dẫn lối cho kỷ lục thế giới nào?

Siêu tên lửa mạnh nhất lịch sử NASA sắp khai hỏa: Dẫn lối cho kỷ lục thế giới nào?

Khi nào thì NASA cho tên lửa mạnh nhất lịch sử của mình cất cánh?

Đăng ngày: 19/07/2022
Thứ cổ xưa trong mắt người là dấu hiệu của sinh vật ngoài hành tinh

Thứ cổ xưa trong mắt người là dấu hiệu của sinh vật ngoài hành tinh

Nếu có sinh vật ngoài hành tinh trên các mặt trăng sự sống Enceladus hay Europa, sinh vật đó sẽ sở hữu cùng một thứ cổ xưa với con người chúng ta.

Đăng ngày: 19/07/2022
Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen

Lần đầu tiên phát hiện lỗ đen "ngủ đông" ẩn nấp gần Trái đất

Một nhóm khoa học gia có biệt danh cảnh sát lỗ đen đã phát hiện một vật thể kỳ dị, hoàn toàn vô hình lẩn trốn trong vùng không gian tối đen ngay bên ngoài thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.

Đăng ngày: 19/07/2022
Một cơn bão Mặt trời sẽ

Một cơn bão Mặt trời sẽ "đánh trực diện" vào Trái đất ngày 19-7

Tiến sĩ Tamitha Skov, được biết đến với biệt danh " Người phụ nữ thời tiết không gian" nổi tiếng tại Mỹ, thông báo Trái đất sẽ bị "cú đánh trực tiếp" từ một cơn bão mặt trời diễn ra vào ngày 19-7.

Đăng ngày: 19/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News