Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ

Các nhà khoa học cho rằng, với những món nước, việc húp có thể khiến thức ăn thực sự trở nên ngon hơn, đáng để thưởng thức hơn.

Húp mì hoặc súp có thể là một sự xúc phạm hay điều gì đó tương tự với người phương Tây khi trên bàn ăn. Tuy nhiên, húp mì lại là cách lịch sự để thể hiện sự ngon miệng và đánh giá cao tài năng của người nấu ăn trong văn hóa nhiều nước châu Á.

Mặc dù văn hóa của người phương Tây và phương Đông khác nhau, húp có thể là thô lỗ ở nước này nhưng lại là lịch sự ở nước khác thì các nhà khoa học lại tiết lộ rằng húp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn.

Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ
Việc húp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn.

Josef Youssef, một người nghiên cứu về ẩm thực cho biết: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc húp theo một số cách giúp cải thiện trải nghiệm". Youssef và một chuyên gia từ đại học Oxford là Charles Spence đã tiến hành một khảo sát khi cho 207 người phương Tây ăn súp hương vị rau củ. Họ được ăn súp trong cốc hoặc bát bằng thìa, ở 2 nhiệt độ khác nhau. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu nhấm nháp và đánh giá món súp rồi sau đó húp và lại đánh giá món súp.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia thích ăn súp trong cốc hơn so với bát và hương vị của món ăn này sẽ đầy đủ hơn khi được húp. Kết quả của khảo sát này được đăng trên International Journal of Gastronomy and Food Science và có đoạn: "Nghiên cứu cho thấy món súp được cho là có hương vị đậm đà hơn đáng kể khi được húp".

Một phần lý do khiến những người tham gia khảo sát kể trên cho rằng hương vị của súp đậm đà hơn khi được húp có thể là do việc đánh giá thực phẩm không chỉ liên quan đến vị giác, mà liên quan đến cả 5 giác quan.

Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ
Khứu giác của chúng ta cho biết một món ăn ngon như thế nào.

Vị giác là một giác quan có giới hạn, chỉ thực sự nhận biết được vị đắng, ngọt, mặn, chua và vị umami trong nhiều loại thịt nấu chín. Cảm quan về thức ăn có ngon không, hầu hết mọi người nghĩ rằng do vị giác quyết định thực tế là lại từ khứu giác.

Youssef cho biết: "Khứu giác của chúng ta cho biết một món ăn ngon như thế nào". Khứu giác chính là cơ quan cho con người cảm nhận về mùi hương. Thị giác cũng đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm trên bàn ăn. Hãy nghĩ đến việc thích thú khi nhìn thấy đĩa bát được bày biện hợp lý so với cảm giác thất vọng khi chúng được vứt lộn xộn trên bàn. Âm thanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá thức ăn.

Trong nhiều trường hợp, âm thanh (thính giác) cũng kết hợp với cảm giác để làm tăng trải nghiệm của bạn về đồ ăn. Hành động húp bát súp kích thích cả 5 giác quan của con người, khiến cơ thể chúng ta cảm thấy đã hơn khi ăn.

Đồng thời, hương vị món ăn khi húp cũng tăng lên nhờ các yếu tố khác. Bằng cách húp, bạn có thể hút nhiều oxy hơn vào miệng, điều này có thể làm thay đổi hương vị món ăn. Những người nếm rượu thường hút không khí vào miệng khi nhấm nháp, vì nó có thể làm thay đổi hương vị. Việc húp cũng cho phép bạn ăn món súp ở nhiệt độ cao hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến hương vị hoặc thậm chí là độ nhớt của chất lỏng.

Nghiên cứu mới cho thấy: Húp sùm sụp thực sự khiến đồ ăn ngon hơn mà không hề thô lỗ
 Hương vị món ăn khi húp cũng tăng lên nhờ các yếu tố khác.

Sự gia tăng của nhà hàng bán phở hay đồ ăn châu Á tại các nước phương Tây trong thời gian gần đây đang khiến điều cấm kỵ về việc húp thức ăn ở những quốc gia này giảm bớt. Rõ ràng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, húp khiến đồ ăn trở nên ngon hơn. Youssef cho biết: 'Rõ ràng chúng ta nên húp bát súp mà mình đang thưởng thức'.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người đàn ông bền bỉ suốt 36 năm đào kênh qua 3 quả núi dẫn nước về làng

Người đàn ông bền bỉ suốt 36 năm đào kênh qua 3 quả núi dẫn nước về làng

Trong suốt 36 năm ròng rã, một người đàn ông sống trong ngôi làng nhỏ hẻo lánh ẩn sâu sau những dãy núi một mình đào kênh qua 3 quả núi để dẫn nguồn nước sạch về làng.

Đăng ngày: 12/08/2021
Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông

Dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ sụp đổ của bê tông

Bê tông có vẻ không phải là một môi trường thích hợp cho sự sống. Tuy nhiên, vi khuẩn thực sự sống trong bê tông.

Đăng ngày: 12/08/2021
Vụ nổ thiên thạch có thể mạnh gấp 2.000 lần bom nguyên tử

Vụ nổ thiên thạch có thể mạnh gấp 2.000 lần bom nguyên tử

Hố sâu 579 m là bằng chứng của một tiểu hành tinh đâm xuống Trái Đất theo phương thẳng đứng với tốc độ cực nhanh 49.000 năm trước.

Đăng ngày: 11/08/2021
Gương mặt trên bầu trời: Ảnh đám mây của nam sinh 14 tuổi khiến nhiều người “dựng tóc gáy”

Gương mặt trên bầu trời: Ảnh đám mây của nam sinh 14 tuổi khiến nhiều người “dựng tóc gáy”

Một “chuyên gia săn ảnh” 14 tuổi mới chụp được tấm ảnh đám mây ở ngay nơi mình sống, và giữa đám mây đó có một hình khuôn mặt rất dễ nhận ra.

Đăng ngày: 11/08/2021
Các cặp sinh đôi giống hệt nhau thì dấu vân tay có giống nhau hay không?

Các cặp sinh đôi giống hệt nhau thì dấu vân tay có giống nhau hay không?

Dấu vân tay của bạn chắc chắn là khác với mọi người trên Trái đất. Tuy nhiên, nếu bạn và người anh/chị/em của mình là một cặp song sinh thì dấu vân tay của 2 người liệu có giống nhau?

Đăng ngày: 11/08/2021
Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

Một nhóm nghiên cứu ở miền bắc Trung Quốc gần đây đã phát triển vật liệu thủy tinh cứng nhất thế giới, có thể dễ dàng để lại vết xước sâu trên bề mặt kim cương.

Đăng ngày: 11/08/2021
Nhà vật lý học giải thích hành động

Nhà vật lý học giải thích hành động "vỗ vỗ" vào quả dưa hấu

Tại sao chỉ bằng cách vỗ tay vào vỏ ngoài của quả dưa hấu, chúng ta có thể biết được nó chín hay chưa?

Đăng ngày: 10/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News