Nghiên cứu mới cho thấy: “Tường sống” giảm 30% nhiệt lượng thất thoát từ công trình

Nghiên cứu mới do Đại học Plymouth thực hiện có thể giúp thay đổi cách chúng ta giữ ấm và làm mát nhà cửa. Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tận dụng tường của khu trọ được xây dựng trước thập kỷ 70 làm mục tiêu theo dõi; họ nhận thấy khác biệt giữa hai đối tượng nghiên cứu, là tường thông thường và “tường sống”.

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ “tường sống” để chỉ một bức tường phủ “một hệ thống vải linh hoạt có những ô trống cho phép đặt đất và trồng thực vật”. Ngoài ra, tường sống không khác gì “tường chết”.

Nghiên cứu mới cho thấy: “Tường sống” giảm 30% nhiệt lượng thất thoát từ công trình
Hình minh họa một bức "tường sống". (Ảnh: FLICKR).

Hai bức tường được đặt ở độ cao tương đương, quay về cùng một hướng. Sau 5 tuần theo dõi, nhóm nghiên cứu kết luận: tường sống làm thất thoát ít nhiệt hơn tường thường khoảng 31,4%, biên độ dao động nhiệt trong ngày của tường sống cũng thấp hơn.

Khi tòa kiến trúc giữ được nhiệt, lượng năng lượng cần để duy trì nhiệt độ ổn định sẽ thấp hơn. Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra tác dụng cải thiện chất lượng không khí của thực vật. Đây là tin tốt với những dãy nhà thường xuyên đón ánh nắng, đứng trước nguy cơ thất thoát nhiệt.

Phát hiện mới có tiềm năng cải thiện chất lượng sống tại những khu vực khí hậu nóng. Theo báo cáo, “bằng việc giảm tác động của ánh nắng lên các tòa nhà, tường xanh có thể giảm nhiệt độ trong phòng thông qua cung cấp bóng râm cho mặt đón nắng”. Thực vật có thể tận dụng một phần năng lượng ánh sáng để quang hợp, đồng hợp phản chiếu bớt nhiệt lượng phả lên tòa nhà.

Trong phần kết luận, nghiên cứu khẳng định việc “tiếp tục theo dõi thí nghiệm sẽ phát hiện ra được tác động của việc thực vật sinh trưởng trên tường hàng năm tới hiệu năng việc điều hòa nhiệt độ”. Đồng thời, nhóm khẳng định những nghiên cứu sau có thể tìm kiếm cách cải thiện kết luận ngày hôm nay, tìm ra những loài thực vật phù hợp cho bức tường sống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch, biến chứng thần kinh, kích ứng mắt, bệnh ngoài da và các bệnh mãn tính lâu dài như ung thư.

Đăng ngày: 08/12/2021
NVIDIA đang xây dựng

NVIDIA đang xây dựng "anh em song sinh" kỹ thuật số của Trái đất để chống lại biến đổi khí hậu

Trái đất đang ngày càng nóng lên. 7 năm vừa qua có thể coi là 7 năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 07/12/2021
Những tháp đá kỳ lạ mang tên

Những tháp đá kỳ lạ mang tên "ma trắng"

Tại vùng đất nắng cháy của miền Nam Utah, Mỹ có những ngọn tháp đá nhọn khổng lồ được đặt biệt danh là " những bóng ma trắng".

Đăng ngày: 07/12/2021
Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia

Ít nhất 13 người thiệt mạng, gần 100 người bị thương, hàng nghìn người phải sơ tán sau khi núi lửa Semeru ở đảo Java, Indonesia bất chợt phun trào.

Đăng ngày: 07/12/2021
Hồ và ao khác nhau như thế nào?

Hồ và ao khác nhau như thế nào?

Cùng là các vùng chứa nước ngọt trên cạn, song sự khác biệt giữa hồ và ao là gì?

Đăng ngày: 06/12/2021
Hồ ngũ sắc được ví như

Hồ ngũ sắc được ví như "nồi nấu ăn" nằm trong miệng núi lửa Nhật Bản

Nằm ở tỉnh Miyagi, Nhật Bản, hồ nước nằm trong miệng núi lửa Okama được đặt tên một cách khéo léo vì hình dáng của hồ giống như chiếc nồi nấu ăn truyền thống.

Đăng ngày: 06/12/2021
Chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất trên Trái đất nhìn từ trạm ISS

Chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất trên Trái đất nhìn từ trạm ISS

Sau nhiều lần thử, phi hành gia Mark T. Vande Hei trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chụp thành công núi Everest từ không gian.

Đăng ngày: 03/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News