Nghiên cứu mới hé lộ những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu mới hé lộ những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ
Nông dân thu hoạch nho tại Alsace, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21/3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan truyền" có hại này có thể được giảm thiểu nếu các trang trại hữu cơ được bố trí tập trung lại với nhau và tách biệt về mặt địa lý với các trang trại thông thường.

Nhà khoa học Ashley Larsen tại Đại học California (Mỹ), tác giả chính nghiên cứu, cho rằng bất chấp chính sách thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, vẫn còn những lỗ hổng kiến thức then chốt về tác động của canh tác hữu cơ đối với môi trường.

Để tìm hiểu, bà Larsen và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu trên khoảng 14.000 cánh đồng ở hạt Kern, California (Mỹ) trong 7 năm. Đây là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất ở Mỹ, chuyên sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao bao gồm nho, dưa hấu, cam quýt, cà chua, khoai tây và nhiều loại khác.

Nhóm nghiên cứu đã ghép các bản đồ được số hóa của các cánh đồng và các loại cây trồng kết hợp với các ghi chép sử dụng thuốc trừ sâu.

Kết quả cho thấy canh tác hữu cơ dẫn đến sự gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu trên các cánh đồng thông thường, nhưng cũng dẫn đến việc giảm đáng kể sử dụng loại thuốc này trên các cánh đồng hữu cơ gần đó. Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu trên các cánh đồng thông thường giảm dần khi chúng càng xa các cánh đồng hữu cơ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tình trạng này có thể được khắc phục hoàn toàn nếu các cánh đồng hữu cơ được bố trí tập trung lại với nhau.

Nhóm nghiên cứu kết luận việc phân cụm các cánh đồng hữu cơ và tách biệt với các cánh đồng thông thường theo không gian có thể làm thiểu những ảnh hưởng môi trường của đất canh tác hữu cơ và thông thường.

Trong một bài bình luận, nhà nghiên cứu Erik Lichtenberg từ Đại học Maryland cho biết các tác giả đã chỉ ra rằng quyết định sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân chịu sự tác động bởi sự hiện diện của các cánh đồng hữu cơ gần đó, song lý do thực sự chưa hoàn toàn rõ ràng.

Theo ông, giá trị của các loại cây trồng, mức độ nhạy cảm của cây trồng đối với sâu bệnh và khả năng chịu đựng rủi ro cá nhân của nông dân có thể là yếu tố tác động quan trọng.

Ông Lichtenberg cho rằng cần nghiên cứu thêm lĩnh vực này để làm rõ nguồn gốc, sự xuất hiện cũng như hoạt động của các loài sâu và côn trùng liên quan.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát triển cá trắm cỏ không xương dăm

Trung Quốc phát triển cá trắm cỏ không xương dăm

Các nhà khoa học tạo ra giống cá trắm cỏ mới chỉ có xương sống và xương sườn, giảm nguy cơ gây hóc, nghẹn khi ăn cá.

Đăng ngày: 21/03/2024
Hệ thống dù giúp máy bay gặp nạn hạ cánh an toàn

Hệ thống dù giúp máy bay gặp nạn hạ cánh an toàn

Từ khi đi vào hoạt động, hệ thống dù Cirrus Airframe đã giúp cứu sống 249 người trên những máy bay bị trục trặc động cơ hoặc gặp sự cố bất ngờ.

Đăng ngày: 13/03/2024
Nghiên cứu than sinh học cải tạo độ chua, mặn của đất

Nghiên cứu than sinh học cải tạo độ chua, mặn của đất

Than sinh học được nghiên cứu khá nhiều về cơ chế làm giảm nồng độ các kim loại nặng có trong nước, đất.

Đăng ngày: 11/03/2024
Có nên đi tiếp khi xe ô tô thủng lốp?

Có nên đi tiếp khi xe ô tô thủng lốp?

Hầu hết các tài xế đều khẳng định nếu ô tô thủng lốp không nên đi tiếp vì việc chạy ô tô với chiếc lốp thủng có thể khiến bánh xe hư hại.

Đăng ngày: 11/03/2024
Dùng rơm biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ

Dùng rơm biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ

Các nhà khoa học Trung Quốc phát minh phương pháp biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy an ninh lương thực.

Đăng ngày: 03/03/2024
Biến bã cà phê, bã mía thành... chậu cây, bộ cờ

Biến bã cà phê, bã mía thành... chậu cây, bộ cờ

Những nguyên liệu tưởng chừng không còn giá trị sử dụng hoặc giá trị kinh tế thấp như bã mía, khoai lang... có thể trở thành nhựa sinh học

Đăng ngày: 27/02/2024
Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac

Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac

TS Nguyễn Chung cùng các cộng sự tại Australia đang nghiên cứu phát triển cảm biến siêu nhỏ có khả năng phát hiện khí amoniac trong hơi thở, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.

Đăng ngày: 25/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News