Nghiên cứu mới nêu nguyên nhân khiến khủng long chết hàng loạt

Một nghiên cứu vừa công bố đã chia sẻ bằng chứng mới nhất về nguyên nhân đã giết chết loài khủng long.

Hai nhà địa chất Brenhin Keller và Alexander Cox từ Đại học Dartmouth (Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới để đưa ra kết luận nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng là do khí độc.

Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều bắt đầu bằng giả định rằng sự tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm là do một tiểu hành tinh lao vào Trái đất hoặc một vụ phun trào núi lửa gây ra.


Nghiên cứu mới cho rằng, nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng là do khí độc.

Các nhà địa chất Keller và Cox đã sử dụng mô hình máy tính để tính toán. Đối với dữ liệu đầu vào, họ xem xét các lõi trầm tích hình trụ được khoan từ sâu bên dưới đại dương.

Những lớp đất đó, các vi sinh vật gọi là foraminifera, đưa ra manh mối về độ axit của đại dương theo thời gian cũng như lượng carbon sulfur dioxide trong môi trường.

Hai loại khí này được cho là có vai trò trong vụ tuyệt chủng giết chết loài khủng long và 75% sự sống trên Trái đất.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tranh luận liệu chúng được giải phóng do một cuộc tấn công của tiểu hành tinh hay một loạt vụ phun trào núi lửa.

Các nhà địa chất Keller và Cox đã mô phỏng các kịch bản khác nhau, sử dụng mô hình thống kê Monte Carlo chuỗi Markov để tính toán xác suất dựa trên bằng chứng thu được.

Họ phát hiện ra rằng khí thoát ra từ núi lửa là lời giải thích đầy đủ cho những thay đổi môi trường dẫn đến sự diệt vong của loài khủng long.

Trong khi đó, một cuộc tấn công của tiểu hành tinh gần như đồng thời, để lại một hố lớn ở Vịnh Mexico, lại ít có ảnh hưởng tới cuộc diệt chủng.

Trong nỗ lực lập mô hình của mình, các nhà địa chất Keller và Cox đã dùng song song hàng chục bộ xử lý máy tính. Được thực hiện lần lượt, các mô phỏng của họ mất hơn một năm để thực hiện. Trong khi đó, do các mô hình hoạt động đồng thời nên dữ liệu được thu thập trong vòng vài ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.

Đăng ngày: 29/04/2025
Quét laser, hàng ngàn

Quét laser, hàng ngàn "bóng ma" Maya 3.000 năm hiện ra giữa rừng già Guatemala

Nhờ sự sử dụng LiDAR, các nhà khảo cổ phát hiện hàng ngàn công trình và khu định cư cổ xưa của người Maya, bao gồm tháp, đền đài và đường sá.

Đăng ngày: 29/04/2025
Loài mới 500 triệu tuổi kinh dị như

Loài mới 500 triệu tuổi kinh dị như "sinh vật ngoài hành tinh"

Hình ảnh phục dựng cho thấy một thứ đẹp mắt và đáng sợ đang bơi lội, khiến các nhà khoa học trưng dụng luôn tên của sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim đoạt giải Oscar "Dune" để đặt cho nó.

Đăng ngày: 26/04/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News