Nghiên cứu nâng độ cao quỹ đạo của kính viễn vọng Hubble

Ngày 29/9, các quan chức của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết công ty công nghệ vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ phối hợp với NASA thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét cách sử dụng tàu vũ trụ Dragon của SpaceX để nâng độ cao quỹ đạo của kính thiên văn Hubble.


Kính viễn vọng không gian Hubble. (Ảnh: NASA)

Phát biểu trước báo giới, Trưởng bộ phận khoa học của NASA Thomas Zurbuchen nêu rõ SpaceX sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho nghiên cứu kéo dài 6 tháng nói trên. Cách đây khoảng một vài tháng, SpaceX đã đưa ra đề xuất với NASA về việc nghiên cứu cách thức để một tàu vũ trụ thương mại có thể giúp nâng độ cao quỹ đạo của kính thiên văn Hubble, qua đó sẽ kéo dài thời hạn sử dụng kính thiên văn này.

Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động khách hàng của SpaceX, bà Jessica Jensen, cho biết nghiên cứu này sẽ phân tích xem liệu tàu vũ trụ Dragon có cần được sửa đổi để ghép nối và nâng quỹ đạo của kính thiên văn Hubble, cũng như xem xét liệu các phi hành gia có cần tham gia vào sứ mệnh này hay không. Bà Jensen khẳng định ở thời điểm hiện tại, mọi điều đều đang được đưa ra thảo luận.

Trong khi đó, NASA cho biết các nhóm nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu để xác định xem tàu vũ trụ Dragon có thể ghép nối an toàn và di chuyển kính thiên văn Hubble vào một quỹ đạo ổn định hơn hay không.

Các quan chức NASA cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận với SpaceX chỉ tập trung vào việc nghiên cứu do công ty này tài trợ và không liên quan tới các kế hoạch của NASA trong việc bảo dưỡng kính thiên văn Hubble sau này.

Kính thiên văn Hubble được phóng vào không gian năm 1990 và đang hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 610km, cao hơn khoảng 220km so với độ cao quỹ đạo của Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Kính thiên văn này đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng và mở đường cho những phát hiện quan trọng chẳng hạn như tuổi của vũ trụ hay các mặt trăng mới xung quanh Sao Diêm Vương,...

Đầu những năm 2000, Hubble đã được bảo dưỡng nhiều lần trong khuôn khổ Chương trình Tàu con thoi của Mỹ. Kể từ khi chương trình này ngừng hoạt động, các nhà thiên văn học đã xem xét nhiều cách thức khác nhau để bảo dưỡng kính thiên văn đã cũ nhưng vẫn đang hoạt động này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch nào được triển khai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News