Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?

Mực nước biển dọc theo bờ biển Trung Quốc đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, với một số khu vực có mức tăng gần 5mm mỗi năm, theo dữ liệu vệ tinh và máy đo thủy triều.

Sự nóng lên toàn cầu đang khiến mực nước biển dâng trên khắp thế giới, với tốc độ trung bình hiện nay là 3,6mm/năm (so với 1,4mm/năm trong hầu hết thế kỷ XX).

Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?
Thượng Hải là thành phố phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ mực nước biển dâng - (Ảnh: CHINA BRIEFING)

Dòng hải lưu giữa các đại dương được kết nối với nhau. Tuy nhiên, tốc độ nước biển dâng không được phân bổ đồng đều. Các vùng biển của Trung Quốc đang có tốc độ nước biển dâng cao hơn đáng kể, với mức tăng trung bình dọc theo bờ biển Trung Quốc hiện nay là 3,9mm/năm. Một số khu vực có mức tăng gần 5mm/năm.

Theo báo Guardian, một nghiên cứu mới của Trung Quốc đã điều tra điều gì đang gây ra sự gia tăng cục bộ và xác định những cộng đồng nào dễ bị tổn thương nhất.

Viết trên tạp chí Nghiên Cứu Địa Vật Lý: Đại Dương, tiến sĩ Dongxu Zhou, Bộ Tài nguyên thiên nhiên ở Thanh Đảo, và các đồng nghiệp nhận định: Các nguyên nhân có thể bao gồm sự ấm lên nhanh hơn ở các vùng biển Trung Quốc và áp suất không khí thấp hơn trong khu vực, khiến khối lượng lớn nước ngọt chảy tràn vào biển Trung Quốc. Đồng thời tạo ra các nguồn gió bất thường và các dòng chảy ven bờ.

Hơn 40% dân số và 60% ngành công nghiệp của Trung Quốc nằm ở các khu vực ven biển thấp, khiến nước này trở thành một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do nước biển dâng.

Từ dữ liệu về mực nước biển toàn cầu của Climate Central, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, tờ Financial Times phân tích: hàng nghìn tỉ USD hoạt động kinh tế dọc theo bờ biển phía đông của Trung Quốc, đang chịu ảnh hưởng của các đại dương dâng cao do biến đổi khí hậu trong thế kỷ này.

Sức mạnh kinh tế của Thượng Hải, trung tâm tài chính hàng đầu của Trung Quốc với GDP năm 2019 ước tính 973,7 tỉ USD, được xây dựng giữa cửa sông Dương Tử và vịnh Hàng Châu - sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ ​​mực nước biển dâng.

Hai thành phố trong vòng 100km về phía tây của Thượng Hải, bao gồm Tô Châu và Gia Hưng, được xếp hạng thứ 2 và thứ ba trong số 34 thành phố bị ảnh hưởng do biển dâng cao. Trong năm 2019, Tô Châu có GDP 330,4 tỉ USD và Gia Hưng có GDP 128,8 tỉ USD.

Ngoài các trung tâm đô thị đông dân cư, các mảng quan trọng khác của chuỗi cung ứng công nghiệp cùng các khu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của Trung Quốc cũng đối mặt với những rủi ro tương tự.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Từ nghiên cứu về thói quen thay răng của một loài chuột túi nhỏ, nhiều dữ liệu về hàm răng con người có thể đã được khám phá ra.

Đăng ngày: 29/09/2022
Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Nếu hoạt động trên vùng mây bão, máy bay không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.

Đăng ngày: 29/09/2022
Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Lốc xoáy sinh ra từ các cơn bão nhiệt đới đặc biệt nguy hiểm vì chúng có xu hướng hình thành rất nhanh, đôi khi chỉ một hoặc hai phút và di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 40-60 km/h.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tại sao các nhà khoa học có thể chạm vào Uranium mà không cần quần áo bảo hộ?

Tại sao các nhà khoa học có thể chạm vào Uranium mà không cần quần áo bảo hộ?

Như chúng ta đã biết, những nguyên tố phóng xạ có thể gây ra những bất thường đối với cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên Uranium được làm giàu ở cấp độ hạt nhân lại là một ngoại lệ.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tại sao người Neanderthal lại thất bại trong cuộc chiến sinh tồn?

Tại sao người Neanderthal lại thất bại trong cuộc chiến sinh tồn?

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy biến thể nhỏ trong DNA có thể đã giúp Homo sapiens cạnh tranh với họ hàng cổ đại của chúng ta - người Neanderthal.

Đăng ngày: 28/09/2022
Vì sao Philippines hứng chịu nhiều bão?

Vì sao Philippines hứng chịu nhiều bão?

Nước biển ấm và vị trí địa lý đặc biệt tạo điều kiện cho nhiều cơn bão nhiệt đới hình thành và hướng vào Philippines.

Đăng ngày: 27/09/2022
Vì sao Mỹ loại bỏ sợi carbon khỏi tàu vũ trụ sắp tới Mặt trăng?

Vì sao Mỹ loại bỏ sợi carbon khỏi tàu vũ trụ sắp tới Mặt trăng?

Tàu vũ trụ " Starship" dự kiến sẽ tham gia kế hoạch đổ bộ xuống Mặt Trăng vào năm 2025.

Đăng ngày: 26/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News