Nghiên cứu từ 265.000 người: Mang gene ung thư, vẫn có cách "thoát hiểm"
Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố trên JAMA Network Open khẳng định bạn hoàn toàn có thể chống lại sự di truyền nghiệt ngã của bệnh ung thư tuyến giáp.
Công trình dẫn đầu bởi tiến sĩ Xiuming Feng từ Trường Đại học Y khoa Quảng Tây (Thành phố Nam Ninh, Quảng Tây - Trung Quốc) đã theo dõi gần 265.000 người trong thời gian trung bình 11,1 năm để xem thử việc tuân thủ lối sống lành mạnh có làm thay đổi mối liên hệ giữa các biến thể di truyền và ung thư tuyến giáp hay không.
Rủi ro ung thư tuyến giáp phụ thuộc rất nhiều vào lối sống - (Ảnh: MEDICAL XPRESS)
Theo Medical Xpress, trước đó bệnh ung thư tuyến giáp đã được xác định là có mối liên quan đáng kể đến một yếu tố di truyền gọi là "điểm rủi ro đa gene" (PRS). Thế nhưng các nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định bạn hoàn toàn có thể tự "giải cứu" mình nếu gia đình lỡ di truyền bệnh này.
Kết quả phân tích trên 265.000 tình nguyện viên nói trên, trong đó 423 người đã phát triển ung thư tuyến giáp trong các năm được theo dõi, "chấm điểm" rủi ro mắc ung thư do yếu tố di truyền là 2,25.
Với người không có yếu tố di truyền nhưng sống không lành mạnh, điểm rủi ro là 1,93. Nếu vừa mang yếu tố di truyền vừa sống không lành mạnh, rủi ro tăng tới mức 4,89. Tuy nhiên người có nguy cơ di truyền mà sống lành mạnh thì điểm rủi ro chỉ còn 0,52.
"Những phát hiện này cho thấy việc tuân thủ lối sống lành mạnh có thể làm giảm vai trò có hại của các yếu tố di truyền đối với nguy cơ ung thư tuyến giáp, đặc biệt là ở những người có nguy cơ di truyền cao" - các tác giả viết trong bài công bố.
Từ số liệu đầy bất ngờ trên, các tác giả cũng đề xuất xem can thiệp lối sống như một biện pháp giúp cải thiện rủi ro ở những người có khuynh hướng di truyền cao với bệnh ung thư tuyến giáp. Do đó nếu gia đình bạn có nhiều người bị bệnh này, hãy chú ý và nhớ rằng chính bản thân bạn có thể tự tạo nên cơ hội "thoát hiểm".

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?
Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn
Nhiều tế bào ung thư hoạt động rất mạnh trong vật chủ và có thể tiếp tục phân chia và nhân lên để gây ra các thiệt hại khôn lường.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh
Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
