Ngoại hành tinh nơi một năm kéo dài 19,5 ngày

Lần đầu tiên các nhà khoa học Ấn Độ xác nhận sự tồn tại của một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời với khối lượng gấp nhiều lần Trái Đất.

Các nhà khoa học Ấn Độ chỉ ra một ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao tương tự Mặt Trời cách Trái Đất 600 năm ánh sáng, Science Alert hôm 11/6 đưa tin. Hành tinh này mang tên EPIC 211945201b hay K2-236b, có khối lượng gấp 27 lần Trái Đất và một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày. Nghiên cứu mới đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít những nước xác nhận được hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời.

Ngoại hành tinh nơi một năm kéo dài 19,5 ngày
Việc xác nhận ngoại hành tinh là bước tiến mới của thiên văn học Ấn Độ. (Ảnh: Inquisitr).

Ngoại hành tinh không phải quá hiếm. Con người đã khẳng định sự tồn tại của 3.786 ngoại hành tinh, nhưng phần lớn, khoảng 2.600 ngoại hành tinh, do kính viễn vọng không gian Kepler của NASA phát hiện và xác nhận.

K2-236b cũng được Kepler phát hiện lần đầu và liệt kê là ứng viên hành tinh. Nhóm nhà khoa học Ấn Độ dẫn đầu bởi Abhijit Chakraborty tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý (PRL) nghiên cứu và xác nhận đây là hành tinh, không phải sao chổi hay thiên thể khác.

Họ dành một năm rưỡi tại Đài quan sát Gurushikhar của PRL để phân tích những thay đổi trong ánh sáng từ sao chủ, EPIC 211945201 hay K2-236, và tiến hành chứng thực độc lập khối lượng của hành tinh mới. K2-236b gần sao chủ hơn 7 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Như vậy nghĩa là nhiệt độ trên đó có thể tương đương 600 độ C, quá nóng và khô để sự sống phát triển.

Kết quả nghiên cứu mới có thể giúp giới khoa học hiểu thêm về cách hành tinh dạng này hình thành gần sao chủ. Điều này cũng cũng cho thấy Ấn Độ hiện có đủ công nghệ và chuyên môn để tự xác nhận ngoại hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Loạt phát hiện cực thú vị về thiên hà lùn IC 4710

Loạt phát hiện cực thú vị về thiên hà lùn IC 4710

Người ta cho rằng thiên hà bất thường này đã bị méo mó theo thời gian, thông qua lực hấp dẫn ngoài khi tương tác hoặc sáp nhập các thiên hà khác.

Đăng ngày: 12/06/2018
UFO bay lơ lửng gần căn cứ hải quân ở Australia

UFO bay lơ lửng gần căn cứ hải quân ở Australia

Junelyn Bitalac trông thấy vật thể màu đen bay lơ lửng trên bầu trời sau khi đưa mẹ cô đến chỗ làm ở Hastings, vùng ngoại ô thành phố Melbourne, Australia, vào sáng ngày 28/5, theo Mirror.

Đăng ngày: 11/06/2018
Thiên hà phát sáng cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng

Thiên hà phát sáng cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA chụp lại chi tiết thiên hà IC4870, UPI hôm 8/6 đưa tin. IC4870 nổi bật giữa bức ảnh với hàng loạt ngôi sao khác xung quanh.

Đăng ngày: 11/06/2018
Sự trùng hợp đáng kinh ngạc khiến cho Mặt Trăng và Mặt Trời không cùng kích cỡ mà vẫn che khuất được nhau

Sự trùng hợp đáng kinh ngạc khiến cho Mặt Trăng và Mặt Trời không cùng kích cỡ mà vẫn che khuất được nhau

Một sự trùng hợp chưa từng thấy tại bất kì hành tinh nào trong Vũ trụ.

Đăng ngày: 10/06/2018
Hành trình khi con người rơi từ vũ trụ xuống Trái Đất

Hành trình khi con người rơi từ vũ trụ xuống Trái Đất

Con người có thể phải chịu nhiều tác động lớn như mất ý thức, nhiễm độc phóng xạ hay bốc cháy.

Đăng ngày: 09/06/2018
Bí ẩn về những cơn bão sét điên rồ trên sao Mộc đã có lời giải!

Bí ẩn về những cơn bão sét điên rồ trên sao Mộc đã có lời giải!

Trong hệ Mặt trời, sao Mộc là hành tinh lớn nhất. Dù chỉ là một tinh cầu khí, nhưng khối lượng của nó bằng tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Thái dương hệ cộng lại.

Đăng ngày: 09/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News