Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?

Tây Tạng nằm trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, nơi có độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển. Do đó, không phải ai cũng có thể thích nghi với điều kiện khí hậu ở Tây Tạng.

Tuy nhiên, Tây Tạng lại được coi là vùng đất thanh tịnh của Trung Quốc, nơi có nhiều người tìm tới để được thanh lọc tâm hồn, cũng như chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh nổi tiếng tại đây.

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?
Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất thanh tịnh của Trung Quốc. (Ảnh: Greattibettour).

Trong số những địa điểm nổi tiếng ở vùng đất Tây Tạng, có một ngôi làng nổi tiếng với điều kiện sống khắc nghiệt tên là Tuiwa. Ngôi làng nằm dưới chân núi Mongda Kangri, ở gần bờ hồ Pumoyongcua, với độ cao lên tới 5.070m. Tuiwa cũng là ngôi làng cao nhất thế giới. Mùa hè ở Tuiwa chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Đặc biệt, lượng oxy trong không khí ở đây thấp hơn một nửa so với những nơi khác.

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?
Làng Tuiwa nằm ở độ cao 5.070m so với mực nước biển, nên rất gần Mặt trời. (Ảnh: Xinhua).

Tuiwa có nghĩa là "kết nối" trong tiếng Tây Tạng. Thế nhưng ở nơi đây lại không hoàn toàn gắn liền với bên ngoài, thay vào đó là biệt lập với thế giới. Giao thông ở ngôi làng này cũng không thuận tiện và có điều kiện sống rất khắc nghiệt.

Với độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển, để người dân có thể sinh sống lâu dài là một điều không hề dễ dàng. Dân cư ở trong làng không nhiều, với chỉ vỏn vẹn vài trăm người. Đặc biệt, người dân trong làng sống phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, chăn nuôi.

Trước năm 2015, có không quá 100 khách du lịch tới làng Tuiwa mỗi năm.

Với điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu oxy, tuổi thọ trung bình của dân làng là dưới 50. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần sắp xếp cho họ dời đi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không muốn rời bỏ quê hương và chọn ở lại đây.

Ngôi làng Tuiwa do cách mực nước biển hơn 5.000m và gần bầu trời nên du khách có thể nhìn thấy được những ngôi sao ở cự ly gần. Đây cũng là điều đặc biệt mà nhiều người mong đợi nhất khi đặt chân tới Tây Tạng.

Đặc biệt, dệt vải là một nghề truyền thống ở làng Tuiwa. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng bắt gặp các khung dệt trong nhà của những người dân nơi đây. Ngoài ra, do người dân ở Tuiwa sống hoà hợp với thiên nhiên và không phá hoại môi trường sinh thái nên cảnh đẹp xung quanh ngôi làng vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?
Người dân ở làng Tuiwa có cuộc sống đơn giản và bình dị. (Ảnh: Greattibettour).

Người dân nơi đây có cuộc sống đơn giản, bình dị. Hàng ngày, những người trẻ trong làng đều ra đồng chăn thả gia súc. Thay vào đó, chỉ có một vài đứa trẻ và người già ở lại trông coi nhà cửa. Điều này khiến ngôi làng càng trở nên vắng lặng. Nếu Tuiwa không ở độ cao hơn 5.000m, ngôi làng này sẽ là một nơi nghỉ dưỡng tốt cho những ngày nghỉ.

Vào những ngày lạnh giá nhất của mùa đông, dân làng Tuiwa thường lùa đàn cừu của họ ra hòn đảo ở trung tâm hồ Puma Yumco. Thật kỳ lạ! Trong khi vòng đời của những đồng cỏ khác ở gần làng Tuiwa đều khô héo khi vào mùa khô, cỏ ở hòn đảo này lại luôn tươi tốt. Vào mùa đông, hồ Puma Yumco được bảo phủ bởi lớp băng dày. Do đó, dân làng có thể lùa đàn cừu đi trên mặt hồ.

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?
Dân làng Tuiwa sống chủ yếu nhờ chăn nuôi gia súc. (Ảnh: QQ).

Sau khi mùa khô kết thúc, dân làng sẽ đưa đàn cừu trở về trước khi lớp băng tan. Đây đã là truyền thống tồn tại ở vùng đất này trong hàng nghìn năm.

Bên cạnh việc chăn thả gia súc, dân làng Tuiwa còn đến quay Kinh Luân trong chùa để cầu nguyện. Vào mỗi dịp Xuân đến, dân làng tổ chức lễ Kora quanh hồ Puma Yumco, và sau đó thắp hương trong chùa để cầu phước lành.

Khi năm mới đến, dân làng Tuiwa sẽ thường nấu thịt cừu. Đây là một trong những món ăn truyền thống lâu đời của họ.

Do ở vị trí trên cao nên dân cư ở đây thưa thớt. Làng Tuiwa hiện chỉ có chưa đến 200 người. Dân làng vẫn duy trì điều kiện sống gần như thô sơ. Họ duy trì chế độ cùng nhau thay phiên chăn nuôi gia súc, phân chia đồng đều. Thậm chí ngay cả kẹo do khách du lịch mang đến cho trẻ em cũng sẽ được chia theo số người trong mỗi hộ gia đình.

Độ cao có tác động như thế nào tới cơ thể người?

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?
Người dân ở Tuiwa có tuổi thọ trung bình dưới 50 do điều kiện sống khắc nghiệt và thiếu oxy. (Ảnh: QQ).

Theo các chuyên gia, khi khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển, phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi con người đi lên tới độ cao lớn hơn, áp suất không khí theo đó cũng giảm dần. Do không khí trở nên mỏng và có ít oxy hơn nên phổi của con người cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở.

Khi lên tới độ cao 2.500m, một số người còn gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Điều này khiến quá trình hô hấp trở nên dồn dập, nhịp tim cũng tăng để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Đặc biệt, các vấn đề và triệu chứng trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi con người lên tới độ cao 5.500 m. Lúc bấy giờ, oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.

Theo các chuyên gia, khi tới "Vùng Chết", khu vực có độ cao hơn 7.600m trong khí quyển, con người không thể tồn tại được lâu dài vì thiếu không khí trong không khí loãng. Đây cũng là lý do những nhà leo núi thường rất dễ say độ cao khi lên khu vực này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các tia sét ít hơn 90% ở những khu vực có sương mù mặn trong khí quyển.

Đăng ngày: 16/12/2022
Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

20 năm trước, thùng rác vẫn nằm rải rác khắp đường phố Nhật Bản. Tuy nhiên ngay cả khi nó biến mất, đường phố Nhật Bản vẫn luôn sạch sẽ.

Đăng ngày: 15/12/2022
Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Thịt đỏ được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm có thể gây ung thư trên người nhưng nó vẫn có những dinh dưỡng nhất định mà cơ thể cần.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tại sao chúng ta thường hay buồn bã vào cuối năm?

Tại sao chúng ta thường hay buồn bã vào cuối năm?

Cuối năm thường là thời điểm đẹp nhất năm. Thời điểm này của năm nay còn đẹp hơn khi cuộc sống dần trở lại ổn định hậu đại dịch.

Đăng ngày: 08/12/2022
Vì sao World Cup 2022 có chấn thương nhiều nhất lịch sử?

Vì sao World Cup 2022 có chấn thương nhiều nhất lịch sử?

Cầu thủ dính chấn thương là điều không mới tại các trận cầu. Nhưng World Cup 2022 tại Qatar dường như đang chứng kiến số lượng chấn thương nhiều hơn.

Đăng ngày: 08/12/2022
Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Đăng ngày: 04/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News