Ngôi nhà phủ nấm thân thiện với Trái Đất: nấm càng tươi tốt, nó càng hút thêm nhiều CO2 khỏi không khí

Sống trong ngôi nhà phủ nấm liệu có cảm giác "ẩm thấp" không nhỉ?

Ngôi nhà phủ nấm thân thiện với Trái Đất: nấm càng tươi tốt, nó càng hút thêm nhiều CO2 khỏi không khí

Khối kiến trúc hình trụ này trông như một chiếc bánh sinh nhật quá cỡ phủ tơ nhện, cứ giống một thứ Động Bàn Tơ hay một tác phẩm nghệ thuật đương đại khó hiểu nào đó nhưng thực chất không phải: Growing Pavilion là một ngôi nhà có lợi cho môi trường được làm hoàn toàn từ vật chất mọc lên từ Đất Mẹ.

Khung của khối kiến trúc làm bằng gỗ, sàn được làm từ cỏ đuôi mèo nén thành khối, và bọc xung quanh là nấm tự dưỡng. Growing Pavilion là một trong nhiều tâm điểm của Tuần lễ Thiết kế Hà Lan diễn ra tại Eindhoven. Hai trong số nhiều studio đứng sau tác phẩm này là Company New Heroes và Krown-design; đặc biệt, Krown-design nổi tiếng với thiết kế và dựng nên những khối kiến trúc làm từ nấm.

Ngôi nhà phủ nấm thân thiện với Trái Đất: nấm càng tươi tốt, nó càng hút thêm nhiều CO2 khỏi không khí

Jan Berbee, nhà đồng sáng lập nên Krown-design, giải thích rằng các tấm nhựa EPS bọc hầu hết các tòa kiến trúc có trong đô thị tỏa ra lượng CO2 gấp 3 lần chính khối lượng của chúng. Nhưng khi thay thế EPS bằng nấm sợi, lượng khí thải thoát ra từ một tòa nhà sẽ giảm nhiều, bởi lẽ nấm hấp thụ lượng CO2 gấp đôi trọng lượng của chúng.

Mà việc nuôi trồng nấm cũng chẳng khó khăn gì. Chỉ cần một khung tạo dáng, đổ đầy đất vào chúng là nấm cứ thế tự phát triển thôi. Khung khá lớn, cao tới 1,8 mét và rộng gần 1 mét, thế nhưng chỉ chưa đầy một tuần, nấm đã mọc đầy khung gỗ. Để bảo vệ nấm khỏi tác động của môi trường, các nhà thiết kế phun lên khối kiến trúc một lớp bảo vệ làm từ vật liệu sinh học.

Ngôi nhà phủ nấm thân thiện với Trái Đất: nấm càng tươi tốt, nó càng hút thêm nhiều CO2 khỏi không khí

Ngôi nhà phủ nấm thân thiện với Trái Đất: nấm càng tươi tốt, nó càng hút thêm nhiều CO2 khỏi không khí

Berbee chỉ ra rằng nấm sợi cũng tương tự như rừng cây vậy, càng mọc nhiều thì càng chắc chắn. Tường nấm cũng có khả năng cách ly giữa hai môi trường ngoài và trong, nên nó cũng là một trong những ứng cử viên làm tường cho căn cứ Sao Hỏa của con người trong lương lai.

Nhưng cảm giác sống trong ngôi nhà phủ nấm sao sao nhỉ? 

Sản phẩm từ nấm sợi có mùi nhẹ lắm”, Jan Berbee nói. “Cũng khó khẳng định nó có mùi gì. Nấm mỡ champignon có mùi không? Hay nấm bào ngư có mùi không?”. Cũng có mà mô tả chính xác mùi từng người ngửi thấy, nhưng chắc chắn mùi sẽ dễ chịu hơn dăm ba thứ bê tông và nhựa đang phủ lấy phần lớn nhà cửa ta đang có.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố thiên thạch hơn 2,2 tỷ năm tuổi

Hố thiên thạch hơn 2,2 tỷ năm tuổi

Hố va chạm thiên thạch lâu đời nhất trên Trái Đất ở thị trấn Yarrabubba có đường kính lên tới gần 70km.

Đăng ngày: 27/01/2020
Lần đầu tiên ghi hình liên kết nguyên tử

Lần đầu tiên ghi hình liên kết nguyên tử

Cặp nguyên tử rhenium cho vào ống nano carbon rỗng rồi chiếu chùm electron năng lượng cao để tạo ra đoạn phim dài 18 giây.

Đăng ngày: 27/01/2020
Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ nóng nhất không phải là xích đạo.

Đăng ngày: 26/01/2020
Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Laser thực chất không chỉ có màu đỏ, nhưng có một lý do hết sức hợp lý khiến nó trở thành loại laser phổ biến nhất hiện nay.

Đăng ngày: 26/01/2020
Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Bên cạnh lì xì hay đi chùa hái lộc, thắp nhang cầu may là một trong những phong tục của người Việt những ngày Tết.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bậc vua chúa nước Việt ngày xưa thường tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng.

Đăng ngày: 25/01/2020
Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Các nhà khoa học phát hiện những mảnh vỡ bị thủy tinh hóa trong sọ người gây ra bởi sức nóng 520 độ C trong thảm họa núi lửa ở châu Âu vào năm AD79.

Đăng ngày: 25/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News