Ngọn lửa cháy tròn 50 năm gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD nhưng vẫn không thể dập tắt!

Nhiều quốc gia trên thế giới nằm ở khu vực có địa hình, môi trường không mấy thuận lợi cho nhiều con đường phát triển kinh tế và họ chỉ có thể dựa vào một số nguồn lực sẵn có để tồn tại.

Turkmenistan được biết đến là một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Quốc gia Trung Á này không sở hữu khối đất đai màu mỡ nhưng đổi lại họ có cho mình trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới. Nhờ đó, Turkmenistan nhanh chóng trở thành nơi phát triển công nghiệp khoáng sản đáng mơ ước.


Hình ảnh một dàn khoan khai thác khí đốt ở Trung Đông. (Ảnh: Sohu).

Việc đứng trước lợi ích to lớn do khoáng sản mang lại đã kéo con người gia tăng thêm nhiều hoạt động khai thác, để rồi liên tiếp các hệ lụy không đáng có xảy ra.

Năm 1971, một kế hoạch khai thác khí đốt được diễn ra tại ngôi làng Derweze với dân số khoảng 350 người, nằm ở giữa sa mạc Karakum. 3 hố khí đốt tự nhiên được xác định vị trí và tiến hành khai thác tại nơi đây. Ban đầu, không có gì bất thường ở 2 hố đầu tiên và đã thành công ngoài mong đợi.


Thăm dò khí tự nhiên. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, khi mũi khoan thăm dò đến hố thứ 3, các nhà địa chất Liên Xô phát hiện đất có hiện tượng sụt lún.

Sự việc diễn ra quá nhanh trong sự ngỡ ngàng của tất cả công nhân giàn khoan, mặt đất dưới giàn khoan sụp đổ tạo thành hố sâu lớn với đường kính 70m.

Một lượng lớn khí tự nhiên bốc lên từ lòng đất, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng. Để tránh khí bị rò rỉ gây ngộ độc, các nhà địa chất chỉ còn cách đốt chúng. Họ tin rằng lửa sẽ đốt cháy khí trong vòng vài ngày và chỉ như vậy mới giữ được an toàn cho người dân nơi đây. Nhưng đáng tiếc, điều không ngờ đến đã xảy ra.

Lượng khí đốt bốc lên từ lòng đất không có dấu hiệu dừng lại, cùng với khí hậu Derweze quanh năm khô nóng, ngọn lửa không được dập tắt.


Hình ảnh đám cháy từ xa. (Ảnh: Sohu)

Đến nay, ngọn lửa này đã cháy tròn 50 năm, gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD trong nửa thế kỷ. Dù biết rằng một lượng lớn khí đốt đang biến mất từng ngày nhưng không còn cách nào khác. Mọi nguy hiểm ẩn chứa dưới hố sâu này có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy để bảo vệ an toàn người dân thì không thể tác động thêm vào hố lửa này được nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News